Đình công được biết đến là một trong các quyền của người lao động được pháp luật bảo vệ, có quyền được yêu cầu những chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vậy các dấu hiệu nhận biết hành vi đình công trong lao động thể hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các dấu hiệu nhận biết hành vi đình công trong lao động:
Việt Nam ngày nay đang trở thành thị trường cung cấp nguồn lao động chất lượng và đa dạng các ngành nghề, nên cùng với sự phát triển của thị trường này thì quyền đình công của người lao động cũng được đề cập và coi trọng nhiều hơn trước đây. Bên cạnh quyền của người lao động nhưng hoạt động này phần nào vẫn gây những ảnh hưởng tiêu cực, có thể kể đến đình công làm mất ổn định đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bởi nếu thấy một thị trường lao động có nhiều bất ổn, tình trạng đình công kéo dài của người lao động thì khó có thể tránh được tâm ly e ngại của nhà đầu tư. Đặc biệt, nếu cuộc đình công được tiến hành bởi người lao động làm việc trong các doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trực tiếp phục vụ an ninh – quốc phòng… thì đời sống sinh hoạt của nhân dân, sự phát triển của nền kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước càng bị đe dọa. Đồng thời là làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp…
Theo quy định tại Điều 198
Thứ nhất, đình công là kết quả cảu việc phản ứng của những người lao động khi có những mẫu thuẫn nhất định trong bất kỳ vấn đề nào liên quan đến lao động, thông thường là giờ làm việc, làm thêm, mức lương được hưởng, trợ cấp.. Việc đình công được thực hiện thông qua hành vi ngừng việc hoàn toàn (ngừng việc triệt để);
Thứ hai, đình công được xác định là hiện tượng phản ứng có tính tập thể, đó là tất cả hoặc đa phần người lao động đứng lên để đình công đòi quyền lợi hợp pháp;
Thứ ba, để thực hiện đình công thì người lao động sẽ thực hiện một cách có tổ chức, đúng trình tự thủ tục thì đảm bảo quy định mà pháp luật đã hướng dẫn. Khi chuẩn bị và tiến hành đình công luôn có sự tổ chức, lãnh đạo, điều hành thống nhất của một hoặc một số người và có sự chấp hành, phối hợp thực hiện của những người khác trong phạm vi đình công.
Thứ tư, mục đích của đình công là nhằm đạt những yêu sách gắn với lợi ích tập thể của người lao động. Có tính tự nguyện: biểu hiện về mặt ý chí, tự mình quyết định ngừng việc để tham gia đình công trong khi vẫn đủ điều kiện để làm việc.
Nếu cá nhân người lao động đơn phương ngừng việc thì thường bị coi là bỏ việc có thể bị xử lí kỉ luật tới mức sa thải còn nếu người lao động kết hợp lại với nhau, cùng chung ý chí, mục đích và hoạt động ngừng việc thì pháp luật lại coi đó là quyền của họ. Đình công là sự ngừng việc tạm thời của người lao động. Ngừng việc là phản ứng của tập thể lao động với người sử dụng lao động bằng cách không làm việc mà không được người sử dụng lao động đồng ý. Ngừng việc gồm ngừng việc triệt để và ngừng việc tạm thời.
2. Có phải lúc nào đình công cũng được pháp luật bảo hộ:
Đình công là quyền của người lao động nhưng không vì thế mà hoạt động này được tự phát, bởi vẫn tồn tại những trường hợp đình công được xác định là bất hợp pháp nên sẽ không được pháp luật bảo vệ, cụ thể tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp đình công bất hợp pháp bao gồm:
– Hành vi tiến hành đình công mà không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019:
+ Trước khi đình công đã tiến hành hòa giải mà hòa giải không thống nhất được quan điểm, lợi ích các bên hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
+Nếu nhận thấy dấu hiệu đình công mà ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng ban trọng tài cũng không thể ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động;
– Hoạt động đình công phải được tổ chức theo đúng quy trình, cá nhân là người lao động không được tự ý lôi kéo, tổ chức hoạt động này, nên nếu cố tình thực hiện là vi phạm quy định về đình công. Việc không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công sẽ được coi là đình công bất hợp pháp;
– Qua quá trình xem xét nhận thấy hành vi có vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
– Đồng thời, khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
– Địa điểm để tiến hành đình công cũng chỉ được thực hiện trong một số địa điểm nhất định, theo đó trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 Bộ luật Lao động 2019: Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người;
– Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Lao động 2019: Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Như vậy, việc đình công để được coi là hợp pháp thì trước hết không được nằm trong các trường hợp coi là đình công bất hợp pháp. Và trình tự, thủ tục cũng phải tuân thủ theo đúng quy định. Hành vi đình công tự phát không những không giải quyết được yêu cầu về quyền lợi của người lao động mà còn sẽ bị xử phạt theo quy định.
3. Trước, trong và sau khi đình công thì hành vi bị nghiêm cấm là gì?
Để tạo điều kiện cho người lao động được thực hiện quyền của mình thì theo Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 đã liệt kê tất cả các hành vi sẽ bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công bao gồm:
– Bất kỳ đối tượng nào thực hiện các hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc tiến hành các việc để kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cố tình tham gia vào việc cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
– Có sử dụng bạo lực trong hoạt động đình công không loại trừ bất kỳ giai đoạn nào; Sai trong hình thức đình công như có hành động hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động;
– Hành động đình công mà trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn công cộng;
– Người sử dụng lao động vì lý do đình công mà chấm dứt
– Để gây bất lợi cho người lao động thông qua việc trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;
– Cá nhân cho dù là người lao động hoặc người sử dụng lao động lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ luật Lao động 2019.