Các dạng nitơ có trong đất? Dạng nitơ mà cây hấp thụ được? Đây là các câu hỏi quan trọng trong nội dung ôn tập môn sinh học. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Các dạng nitơ có trong đất? Dạng nitơ mà cây hấp thụ được?
Các dạng nitơ trong đất là nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong các xác sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật, v.v.).
Các dạng nitơ mà thực vật có thể hấp thụ được là ở dạng NO3- và NH4+.
2. Mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng:
Để cây trồng có năng suất cao thì cần phải bón phân hợp lí:
+ Đúng loại, đủ lượng và chính xác các thành phần dinh dưỡng
+ Đúng nhu cầu của loài cây trồng
+ Phù hợp với thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây (phân bón lót, phân bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết trong vụ.
Mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng được biểu hiện ở các đặc điểm sau:
+ Nếu bón thiếu nhu cầu của cây → cây sinh trưởng, phát triển kém ⇒ Cây cho năng suất thấp.
+ Nếu bón phân hợp lí, phù hợp với liều lượng tối ưu tùy giống và loài cây → Cây sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh ⇒ Năng suất cao, hiệu quả phân bón cao.
+ Nếu bón phân cao quá mức cần thiết → độc hại với cây trồng, gây ô nhiễm nông sản ⇒ Năng suất của cây cũng giảm hoặc cây có thể chết.
3. Mối quan hệ giữa phân bón với môi trường:
Khi lượng phân bón vượt quá mức cần thiết, cây sẽ không hấp thụ hết. Dư lượng phân bón sẽ làm suy giảm tính chất lí hóa của đất. Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn trôi vào các thủy vực gây ô nhiễm nước. Từ đó làm đe dọa sức khỏe của con người và sinh vật sử dụng nông phẩm bị ô nhiễm này; đồng thời làm cho hiệu quả phân bón thấp vì chi phí đầu vào cao.
Việc sử dụng quá nhiều phân bón dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong nước. Bởi vì trong phân bón có chứa các chất bao gồm nitrat và phốt pho vào hồ và mương máng,…do mưa và nước thải. Các chất này làm tăng khả năng phát triển của sinh vật thủy sinh trong các vùng nước, do đó làm giảm mức oxy trong sinh vật thủy sinh. Việc thiếu oxy dẫn đến một loạt các loài cá, tôm, cua và các loài động vật, thực vật thủy sinh khác bị chết. Việc sử dụng quá nhiều phân bón cũng sẽ gây ra sự tích tụ nitrat trong thực phẩm và thức ăn.
Phân bón bao gồm các chất và hóa chất như mêtan, carbon dioxide, amoniac, nitơ dẫn đến tăng khí nhà kính trong môi trường. Người ta đã chỉ ra rằng nitơ oxit là sản phẩm phụ của nitơ, khí nhà kính quan trọng thứ ba sau carbon dioxide, meta. Nó khiến cho tầng ôzôn bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời bị phá hủy.
Việc sử dụng phân bón cũng làm tăng lượng amoniac không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat hóa còn sót lại hoặc không đúng cách.
* Một số giải pháp hạn chế tác hại của phân bón đến môi trường:
– Ưu tiên bón phân có vùi lấp để hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường.
– Không lưu trữ phân bón gần nơi ở của người và vật nuôi để tránh mùi hôi và phát tán mầm bệnh từ các vi sinh vật có hại trong phân bón.
– Sử dụng phân bón đúng cách, hợp lý, đúng nguồn gốc, kết hợp hài hòa giữa sử dụng phân vô cơ và phân bón hữu cơ.
4. Bài tập vận dụng và lời giải:
Câu 1: Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là
A. Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+
B. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3và NO3–).
C. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3–).
D. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật)
Đáp án C
Câu 2: Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật
A. Nitơ trong NO và NO2trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
B. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.
C. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3-và NH4+.
D. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
Đáp án B
Câu 3: Nguồn cung nitơ chủ yếu cho thực vật là
A. Quá trình cố định nitơ khí quyển.
B. Phân bón dưới dạng nitơ amon và nitrat.
C. Quá trình ôxi hoá nitơ không khí do nhiệt độ cao, áp suất cao.
D. Quá trình phân giải prôtêin của các vi sinh vật đất.
Đáp án A
Câu 4: Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là
A. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
B. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.
C. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Đáp án B
Câu 5: Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim
A. Nitrôgenaza.
B. Perôxiđaza.
C. Đêaminaza.
D. Đêcacboxilaza
Đáp án D
Câu 6: Thực vật không thể tự cố định N2 trong khí quyển là vì bao nhiêu lí do sau đây?
N2 trong khí quyển mà lá không hấp thụ N
Thực vật không có enzim nitrogenaza
Quá trình cố định N2 cần rất nhiều ATP
Quá trình cố định N2 cần rất nhiều lực khử
Quá trình cố định N2 tiêu tốn rất nhiều H+ rất có hại cho thực vật
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Đáp án A
Câu 7: Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng
A. Thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. Thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
C. Cao và chỉ bón khi trời không mưa.
D. Cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
Đáp án C
Câu 8: Nito tồn tại trong đất dưới những dạng nào sau đây?
Nito vô cơ
Nito hữu cơ
Nito phân tử
Nito hợp chất
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Câu 9: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của
A. Quả non.
B. Thân cây.
C. Hoa.
D. Lá cây.
Đáp án D
Câu 10: Khi bón phân qua lá cần chú ý điểm nào sau đây?
A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa
B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi
C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa
D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi
Đáp án c
Câu 11: Điểm bão hoà ánh sáng là
A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình
D. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình
– Cường độ ánh sáng tăng làm tăng cường độ quang hợp cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. Từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
– Điểm bù ánh sáng (Io): Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
– Điểm bão hòa ánh sáng (Im): Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
Đáp án A
Vai trò của các nguyên tố đại lượng đối với thực vật là:
A. Tham gia vào các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
B. Tác động đến tính chất hệ keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
C. Cấu trúc nên các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
D. Tham gia vào quá trình hút nước, muối khoáng và thoát hơi nước ở lá
Đáp án C
Các nguyên tố đa lượng chiếm thành phần lớn trong khối lượng khô của cây, chúng tham gia cấu tạo nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng của tế bào. Ví dụ N là thành phần của protein, acid nucleic…