Các đặc điểm của đại diện cho thương nhân? Phạm vi của đại diện cho thương nhân?
Trong giai đoạn gần đây, vấn đề phát triển kinh tế thị trường, phát triển các hoạt động thương mại được bùng nổ và diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ và được sự tham gia của đại đa số các tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cũng như là các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chính bởi vì điều đó mà vấn đề các tổ chức, cá nhân là thương nhân thực hiện quá trình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam là một vấn đề được nhắc đến rất thường xuyên. Do đó, đã dẫn đến việc các thương nhân thực hiện việc giao đại diện cho bên đại diện thay mình thực hiện các công việc được giao theo như quy định của pháp luật thương mại.
Vậy việc pháp
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật Thương mại năm 2005
1. Các đặc điểm của đại diện cho thương nhân
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Trong hoạt động thương mại, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (Điều 141 Luật Thương mại năm 2005).
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của đại diện cho thương nhân như sau:
Thứ nhất, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện
Do đó, có thể nhận định một điều rằng, trong quan hệ đại diện cho thương nhân trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì cả bên đại diện và bên giao đại diện theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đều phải là thương nhân hoạt động dưới quy định của pháp luật thương mại.
Trong đó thì bên giao đại diện được xác định dưới góc độ pháp lý là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác. Việc này nhằm mục đích để cho thương nhân khác thay mình thực hiện hoạt động thương mại theo như quy định về việc ủy quyền đại diện của Luật Thương mại năm 2005. Ngoài ra, pháp luật này cũng có quy định về bên đại diện cho thương nhân cũng phải là thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy hoạt động đại diện cho thương nhân hay còn được biết đến là hoạt động ủy quyền của một bên là thương nhân cho một bên thương nhân khác. Trong quá trình ủy quyền đại diện này được xác định là có liên quan tới ba chủ thể: bên giao đại diện, bên đại diện và bên thứ ba. Trong quan hệ với bên giao đại diện, bên đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng trong quan hệ với bên thứ ba thì họ sẽ nhân danh bên giao đại diện, chứ không nhân danh chính mình. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, giữa bên đại diện và bên giao đại diện có sự ràng buộc khá chặt chẽ.
Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. Hoạt động đại diện cho thương nhân thường bao gồm việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho thương nhân giao đại diện và được tiến hành trong suốt thời gian đại diện, không giới hạn vào một việc cụ thể. Bên đại diện cho thương nhân có thể được ủy quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện. Cùng một lúc, bên đại diện có thể tiến hành hoạt động này cho nhiều thương nhân trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ ba, quan hệ đại diên cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện
Quan hệ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của quan hệ đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự, bởi vậy hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của
Hợp đồng đại diện cho thương nhân được giao kết giữa các thương nhân với nhau (giữa thương nhân giao đại diện và thương nhân đại diện), thương nhân giao đại diện phải có quyền thực hiện hoạt động thương mại mà mình ủy quyền, thương nhân đại diện phải có đăng kí kinh doanh dịch vụ đại diện.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo Điều 142 Luật Thương mại 2005.
Thấy được rằng ,đại diện cho thương nhân là một trong các loại hình dịch vụ trung gian thương mại, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của các loại hình trung gian thương mại. Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gian thương mại nói chung và dịch vụ đại diện cho thương nhân nói riêng một các hợp lý. Các dịch vụ trung gian thương mại thực tế đã mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế cũng như cho các chủ thể kinh doanh.
2. Phạm vi của đại diện cho thương nhân
Trên cơ sở quy định pháp luật thương mại thì người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện theo quy định của pháp luật đề ra. Mà cụ thể, quy định về phạm vi của đại diện cho thương nhân được quy định cụ thể tại điều 143 Luật Thương mại năm 2005, như sau:
“Điều 143. Phạm vi đại diện
Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện”.
Phạm vi đại diện thứ nhất đó chính là theo quyết định của bên giao đại diện cho người đại diện. Tùy vào quyết định của bên giao đại diện thực hiện việc trao quyền đại diện mà người đại diện thực hiện hành vi đại đại diện trong phạm vi mà pháp luật cho phép.
Phạm vi đại diện thứ hai đó là theo điều lệ pháp nhân thương mại. Do đó, theo như quy định được nêu ở trên thì pháp nhân ghi nhận phạm vi của đại diện trong điều lệ công ty, theo đó người đại diện chỉ được thực hiện những giao dịch cho thương nhân trong phạm vi đại diện mà điều lệ đã quy định.
Phạm vi đại diện thứ ba đó là theo nội dung ủy quyền của bên giao đại diện. Đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền, phạm vi đại diện được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong văn bản ủy quyền. Người đại diện chỉ được thực hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ mà văn bản ủy quyền đã quy định. Đó là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại mà được bên giao đại diện thực hiện việc ủy quyền lại.
Phạm vi đại diện cuối cùng đó là theo quy định khác của pháp luật.
Theo đó thì đối với loại quan hệ đại diện giữa thương nhân chuyên làm nghề đại diện với người được đại diện không phải là thương nhân thì thương nhân có đăng ký hoạt động thương mại làm đại diện, nhân danh một người không phải là thương nhân để giao kết, thực hiện giao dịch với bên thứ ba.
Loại quan hệ đại diện giữa thương nhân chuyên làm nghề đại diện với người được đại diện không phải là thương nhân tương đối phổ biến khi người được đại diện được xác định là những người có nghề nghiệp vụ thể Mặc dù, thương nhân làm đại diện có mục đích vì lợi nhuận, thậm chí, họ là đại diện độc quyền, nhưng hoạt động của họ không được Luật Thương mại 2005 coi là hoạt động thương mại và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại.
Trong quy định của pháp luật thương mại thì quan hệ đại diện mà người đại diện cho thương nhân không phải là một thương nhân. Chính bởi vì quy định đó mà có thể thấy là loại quan hệ mà người đại diện cho thương nhân là một chủ thể không có đăng ký hoạt động thương mại, hoạt động của họ không phải là hoạt động thương mại.
Trên cơ sở quy định tại Điều 141, Luật Thương mại 2005 đã có đề cập đến về việc quan hệ đại diện mà người đại diện là người thuộc cơ cấu tổ chức của thương nhân được đại diện. Trường hợp này, theo quy định của Luật Thương mại, quan hệ đại diện mà thương nhân cử người của mình làm đại diện sẽ được điều chỉnh bởi
Ý nghĩa của việc xác định phạm vi đại diện: Việc xác định phạm vi đại diện không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được đại diện mà còn bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba xác lập giao dịch dân sự với người đại diện. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đại diện với người thứ ba chỉ phát sinh khi người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình. Ngoài ra đây còn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện.