Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Vậy các cơ quan nào làm nhiệm vụ xác nhận mức độ khuyết tật?
Mục lục bài viết
1. Các cơ quan nào làm nhiệm vụ xác nhận mức độ khuyết tật?
Căn cứ Điều 15 Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH 2019 Luật Người khuyết tật quy định cơ quan có trách nhiệm làm nhiệm vụ xác nhận mức độ khuyết tật là:
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
– Hội đồng giám định y khoa thực hiện giám định trong các trường hợp sau:
+ Sau khi có kết quả, người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
+ Trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật.
+ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện không khách quan, chính xác và có chứng cứ chứng minh điều đó.
Xác định mức độ khuyết tật sẽ thực hiện bằng phương pháp:
+ Trực tiếp quan sát người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
+ Sử dụng các bộ câu hỏi với những tiêu chí về xã hội, y tế.
+ Các phương pháp đơn giản khác với mục đích để xác nhận mức độ khuyết tật phụ thuộc vào từng đối tượng.
2. Hồ sơ và trình tự thực hiện xác định mức độ khuyết tật:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật bao gồm:
– Đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật (theo mẫu số 01 ban hành tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH).
– Các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (bản sao – nếu có) gồm: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
– Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người khuyết tật có nhu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật sẽ làm đơn sau đó nộp tại Ủy ban nhân dẫn cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ phải xuất trình các giấy tờ sau để được giải quyết:
– Giấy tờ tùy thân gồm Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
– Đối với trẻ em thì nộp Giấy khai sinh.
– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và giải quyết:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
Tiếp theo tiến hành gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Thời gian giải quyết trong vòng 30 ngày, tính từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật.
Bước 4: Tổ chức xác định mức độ khuyết tật:
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật.
Sau khi có kết quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật. Thời gian giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc, tính từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế.
Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật nếu như rơi vào trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định.
Lưu ý: Nếu như Hội đồng xác định không đưa ra được kết luận hoặc cơ cơ sở chứng minh kết quả không trung thực hoặc người khuyết tật hay người đại diện hợp pháp không đồng ý với kết luận đó thì sẽ chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật gồm những ai?
Theo Điều 16 Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH 2019 Luật Người khuyết tật, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức và chủ trì hoạt động của Hội đồng.
– Trạm trưởng trạm y tế cấp xã.
– Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội.
– Người đứng đầu hoặc cấp phó của các đơn vị gồm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã.
– Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
Lưu ý: Cuộc họp xác định mức độ khuyết tật sẽ phải làm việc trên cơ sở nguyên tắc tập thể.
+ Phải có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự tán thành thì cuộc họp mới có giá trị.
+ Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số.
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật phải làm việc độc lập và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong việc xác định mức độ khuyết tật trước pháp luật.
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Và ngoài ra, có 5 thành viên trong Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đó là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, trạm trưởng trạm y tế cấp xã; Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội, người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh cấp xã và người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
4. Mẫu Giấy xác nhận khuyết tật:
Mẫu số 06
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019)
MẪU GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT 3Số hiệu:…… 4Họ và tên: …… 5Ngày, tháng, năm sinh: ……… 6Giới tính:……… 7Nơi ĐKHK thường trú:……… 8Nơi ở hiện nay:……… 9Dạng khuyết tật:……… 10Mức độ khuyết tật: ………
|
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 1. Giấy xác nhận khuyết tật là căn cứ để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật. 2. Người được cấp giấy có trách nhiệm bảo quản cẩn thận, không cho người khác mượn. 3. Trường hợp Giấy xác nhận khuyết tật bị hư hỏng, thất lạc thì người khuyết tật có trách nhiệm liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp lại theo quy định.
|
Chú thích:
A. Mặt trước:
1Quốc hiệu:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chữ in hoa, chữ đứng, đậm, màu đen
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc: chữ in thường, chữ đứng, đậm, màu đen
2Giấy xác nhận khuyết tật: Chữ in hoa, chữ đứng, đậm, màu đỏ.
3Số hiệu: Ghi mã số đơn vị hành chính cấp xã theo
4Họ và tên: Chữ in hoa, chữ đứng, đậm, màu đen.
5Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh, chữ thường.
6Giới tính: Ghi “Nam” hoặc “Nữ”, chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
7Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Ghi theo sổ hộ khẩu của người khuyết tật, chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
8Nơi ở hiện nay: Chữ in thường, chữ đứng, màu đen
9Dạng khuyết tật: Ghi đúng các dạng khuyết tật theo quy định tại Điều 3 Luật người khuyết tật, chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
10Mức độ khuyết tật: Ghi đúng mức độ khuyết tật theo quy định tại Điều 3 Luật người khuyết tật, chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
11Ngày tháng năm: Chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
12Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký tên, đóng dấu: ghi chữ in thường, chữ đứng, đậm, màu đen
B. Mặt sau:
– Trên cùng in dòng chữ “Những điều cần chú ý” màu đen, chữ in hoa, chữ đứng, đậm
– Tiếp dưới in các dòng chữ in thường, chữ nghiêng màu đen.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH 2019 Luật Người khuyết tật.
Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.