Hiện nay, vẫn còn một bộ phận công nhân lao động tại các KCN kinh tế còn khó khăn. Họ thường là dân nhập cư đến từ các địa phương khác nhau và đây cũng là đối tượng cần chăm lo về nhà ở nhất. Vậy hiện nay, các chính sách về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các chính sách về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp:
- 2 2. Điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp:
- 3 3. Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp:
- 4 4. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp:
1. Các chính sách về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp:
Theo quy định hiện hành quy định về phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được đề cập tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
– Nhà nước khuyến khích về việc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho các đối tượng hướng tới là người lao động làm việc trong khu kinh tế, khu công nghiệp, thuê, thuê mua, mua; nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được đầu tư xây dựng phải được bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng, tiêu chuẩn về diện tích, chất lượng công trình, mỹ quan, an toàn và môi trường theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban nhân dân các cấp sẽ là cơ quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc trong khu kinh, khu công nghiệp tế sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội, văn hóa, thể thao trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị có trách nhiệm thực hiện xây dựng phương án phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế gắn liền với phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh và đảm bảo quỹ đất để thực hiện phương án.
– Khuyến khích nhà đầu tư thực hiện đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế mua, thuê, thuê mua nhà ở để cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế sử dụng, thuê, mua lại, thuê lại.
– Việc đảm bảo quỹ đất để xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội và quy định tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP.
– Trong trường hợp khu đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được xây dựng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp nằm liền kề khu công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng khu nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Ngoài ra, tại Điều 56 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng có đề cập như sau:
Ban hành quy định hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, khu kinh tế, công trình xây dựng trong khu công nghiệp; xây dựng và phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; công tác quản lý và phát triển đô thị trong khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ và khu kinh tế.
Ngoài ra, tại Điều 11 Nghị định 35/2022/NĐ-CP cxung có quy định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Theo đó, thì hiện nay Luật điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp theo quy định tại khoản 9 Điều 77 của Luật Đầu tư.
2. Điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở 2023 quy định điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã , hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp thì phải thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp và đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp đó, phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động với đối tượng quy định tại mục 1.
– Đối tượng quy định tại mục 1 thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp sẽ phải có
– Việc xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp sẽ phải được thực hiện do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp thực hiện;
– Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để cho công nhân của mình thuê lại thì do doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó thực hiện.
Ban quản lý khu công nghiệp sẽ là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra theo thẩm quyền việc xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.
3. Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật Nhà ở 2023 quy định nguyên tắc cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp bao gồm:
– Cá nhân được xác định là công nhân trong khu công nghiệp chỉ được thuê 01 nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trong cùng thời điểm và không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng hợp đồng thuê;
– Sau khi ngừi lao động đã chấm dứt
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp sẽ chỉ được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để cho cá nhân là công nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mình thuê lại.
– Bên cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho thuê đúng đối tượng cá nhân là công nhân trong khu công nghiệp.
– Việc quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được thực hiện theo căn cứ tại quy định tại điểm a khoản 2 Điều 90 Luật Nhà ở 2023.
4. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Nhà ở 2023 về yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp hiện nay như sau:
– Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được xác định là loại dự án đầu tư xây dựng mới 01 công trình hoặc 01 cụm công trình nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.
– Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú của công nhân trong khu công nghiệp quy định nêu trên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch của xây dựng tại khu công nghiệp;
+ Đáp ứng đầy đủ về nhu cầu về diện tích nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh;
+ Bảo đảm đồng bộ đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu lưu trú trong đó bao gồm: y tế, sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao,sân chơi, dịch vụ, thương mại và tiện ích công cộng;
+ Có hàng rào, lối đi riêng đối với các khu sản xuất trong khu công nghiệp, bảo đảm an ninh, an toàn;
+ Đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp sẽ phải được Ban quản lý khu công nghiệp chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư theo quy định áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đầu tư;
Quản lý, kiểm soát về chất lượng và tiêu chuẩn diện tích, giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở 2023;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
THAM KHẢO THÊM: