Các chi phí khi nhờ mang thai hộ? Đẻ thuê sẽ bị xử lý như thế nào? Đẻ thuê có vi phạm pháp luật không? Điều kiệ mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam.
Mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại nhưng tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan mà tình trạng vô sinh ngày càng nhiều ở các cặp vợ chồng. Một trong những cách thức để khắc phục tình trạng này của các cặp vợ chồng hiện nay đó là nhờ người khác mang thai hộ. Tuy nhiên chưa nhiều người thực sự biết rõ các quy định của pháp luật về chi phí mang thai hộ, các biện pháp xử lý khi có đẻ thuê. Vậy sau đây Ban Biên tập –
Mục lục bài viết
1. Khái niệm mang thai hộ
– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đây là việc mà một người phụ nữ được xác định là trên tinh thần tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà có người vợ không thể mang thai và sinh con kể cả khi đã áp dụng các kỹ thuật để hỗ trợ sinh sản, cụ thể là lấy noãn của người vợ và lấy tinh trùng của người chồng để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó tiến hành cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
– Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc mà một người phụ nữ mang thai cho cặp vợ chồng vô sinh bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi ích về kinh tế hoặc các lợi ích khác nếu có.
2. Các chi phí khi nhờ người khác mang thai hộ
2.1. Các quá trình phải chi trả chi phí mang thai hộ
Cặp vợ chồng nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ phải chi trả những chi phí trong các quá trình sau đây cho người mang thai hộ được quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT:
– Quá trình người mang thai hộ chuẩn bị mang thai;
– Quá trình tiến hành áp dụng các kỹ thuật về việc chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
– Quá trình mang thai: bao gồm chi phí cho việc áp dụng các kỹ thuật, sàng lọc, việc thăm khám, điều trị và xử lý các dấu hiệu bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và quá trình theo dõi, chăm sóc thai nhi;
– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc sau sinh: chi phí cho việc sinh đẻ và chi phí cho việc chăm sóc trong vòng 42 ngày sau khi sinh cho người mang thai hộ hoặc chi phí chăm sóc cho đến thời điểm người mang thai hộ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;
– Quá trình sau sinh: việc khám sức khỏe tổng quát; khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người mang thai hộ nếu trường hợp người mang thai hộ có những biến chứng sau sinh mà có liên quan đến sức khỏe sinh sản.
2.2. Các chi phí mà bên nhờ mang thai hộ phải chi trả
Bên nhờ mang thai hộ sẽ bắt buộc phải chịu trách nhiệm chi trả các chi phí cho việc mang thai hộ như sau:
– Chi phí trong quá trình đi lại tới các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm mục đích tư vấn, kiểm tra, khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe, thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế: các chi phí này được chi trả dựa trên giá ghi trên vé xe, các hóa đơn, chứng từ hoặc giấy biên nhận thanh toán đối với chủ phương tiện vận chuyển.
– Các khoản chi phí liên quan đến y tế, cụ thể bao gồm:
+ Các chi phí dịch vụ: bao gồm các chi phí cho các loại dịch vụ về tư vấn, khám, chữa bệnh, các kỹ thuật y tế trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe sinh sản bà mẹ. Việc chi trả cho các chi phí này sẽ được xác định dựa trên các hóa đơn, chứng từ mà người mang thai hộ đã thanh toán cho các chi phí khám bệnh, chữa bệnh này cho mình theo các mức giá về dịch vụ khám, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền ban hành, quy định áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Các chi phí về thuốc: trong đó bao gồm chi phí cho các loại thuốc, hóa chất, máu, các loại dịch truyền, các vật tư thay thế, tiêu hao mà chưa được tính cộng vào với giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Các chi phí này được chi trả dựa trên căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo đúng số lượng đã sử dụng trên thực tế theo sự chỉ định của các bác sỹ cho người mang thai hộ nhưng phải đảm bảo việc phù hợp với các quy định, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và tuân theo những bảng giá mua theo quy định của pháp luật;
+ Đối với các dịch vụ mà chưa được cấp có thẩm quyền quy định cụ thể về giá thì việc thanh toán cho các chi phí dịch vụ sẽ được tính theo các hóa đơn, chứng từ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dựa trên chi phí thực tế để thực hiện dịch vụ đó.
– Các chi phí cho các vật dụng để chăm sóc, vệ sinh cá nhân trước, trong và sau khi sinh cho người mang thai hộ; các chi phí bồi dưỡng về mặt dinh dưỡng để bảo đảm về sức khỏe cho người mang thai hộ dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: đối với những chi phí này sẽ được xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc dựa trên giấy biên nhận.
Ngoài các chi phí nêu trên, trong quá trình mang thai hộ có phát sinh các chi phí khác khác thì việc chi trả sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Nội dung, phương thức chi trả và mức chi trả được xác định theo
Đối với trường hợp người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã có thẻ bảo hiểm y tế được áp dụng khi sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí nêu trên trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế thì bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí theo quy định sau khi đã trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội nếu có phát sinh.
3. Xử lý đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại:
Hiện nay pháp luật nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại hay còn gọi với ngôn ngữ thông thường là đẻ thuê, cụ thể tại điểm g khoản 2 Điều 5
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng: nếu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu người nào thực hiện hành vui phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên;
+ Phạm tội đối với từ 02 người trở lên;
+ Thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác như bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định trong thời hạn từ 01 – 05 năm hoặc bị phạt tiền với số tiền từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.
4. Điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Việc mang thai hộ chỉ được công nhận khi đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 95
– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện dựa trên cơ sở là tinh thần tự nguyện của các bên bao gồm bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ và việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ thỏa thuận của các bên về nội dung, hình thức, thời gian, trách nhiệm… và các vấn đề liên quan đến việc mang thai hộ.
– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với các quy định của pháp luật về việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Điều kiện của người được nhờ mang thai hộ bao gồm:
+ Là người đã từng sinh con và chỉ được thực hiện việc mang thai hộ một lần duy nhất sau khi sinh con;
+ Là những người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ;
+ Đã được các cơ sở tư vấn về các vấn đề pháp lý, y tế và tâm lý;
+ Đối với trường hợp người phụ nữ mang thai hộ là người đã có chồng thì việc mang thai hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
+ Người mang thai hộ phải đang ở độ tuổi phù hợp cho việc mang thai hộ và sinh con đồng thời phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ của mình;
– Điều kiện của cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ bao gồm:
+ Là cặp vợ chồng đang không có bất kỳ người con chung nào;
+ Đã có giấy xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không có khả năng mang thai và sinh con ngay cả khi có việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Cặp vợ chồng đã được các tổ chức, cơ sở có thẩm quyền tư vấn về các vấn đề pháp lý, y tế và tâm lý.
Như vậy ta thấy hiện nay pháp luật cho phép nữ giới được quyền mang thai hộ cho người khác, nhưng tuy nhiên việc mang thai hộ chỉ được công nhận vì mục đích nhân đạo, nghiêm cấm việc mang thai hộ vì lý do, mục đích thương mại hay còn gọi là việc một người nhận đẻ thuê cho người khác. Trước khi có nhu cầu về việc mang thai hộ thì các cặp vợ chồng cũng như những người nhận mang thai hộ nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này để tránh vi phạm.