Các bước chấp hành viên thi hành bản án dân sự. Thanh lý tài sản là tài sản chung của vợ chồng khi thi hành án dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em có một căn nhà do em (vợ) đứng tên, nhưng gần đây do công việc thất bại, chồng em có thiếu tiền do chi phí làm việc của một số cá nhân khác. Đồng thời, vợ chồng em có vay một số tiền để làm ăn. Nay những người mà chúng em nợ kiện ra tòa. Tòa đã cho 3 tháng để tụi em giải quyết, nhưng chúng em vẫn không có hướng giải quyết. Nay đến hạn, thi hành án yêu cầu đem tài sản đó ra đấu giá, được bao nhiêu thì chia đôi. Phần của chồng thì giao bên thi hành án thanh lý nợ. Phần của em thì trả số tiền đã vay để chồng em đi làm ăn. Chúng em có chung một đứa con 9 tuổi. Vậy luật sư cho em hỏi thi hành án có hướng giải quyết như vậy có đúng không? Em có cách nào khác không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo khoản 19 Điều 1 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định về thời hạn thi hành án dân sự tự nguyện:
“1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được
thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”
Khi hết thời hạn quy định tại Điều trên mà người thi hành án không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Theo đó, thứ tự thanh toán tiền thi hành án được xác định như sau theo Khoản 20 Điều 1 Luật thi hành án sửa đổi năm 2014:
“Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí, lệ phí Tòa án;
c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.”
Trong trường hợp của bạn, vì bạn không nói rõ số nợ cũng như trong 2 vợ chồng ai vay nợ hay vay nợ vì mục đích gì nên bạn cần xác định:
>>> Luật sư
+ Nếu số tiền 2 vợ chồng bạn vay là trong thời kỳ hôn nhân và sử dụng với mục đích chung của 2 vợ chồng thì đây gọi là nợ chung của 2 vợ chồng và 2 người cùng có trách nhiệm trả. Còn về ngôi nhà của 2 bạn do vợ đứng tên nhưng nếu được hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà không phải được cho riêng, tặng cho riêng thì đây vẫn là tài sản chung của gia đình. Sau khi, Tòa án ra quyết định sẽ ưu tiên thanh toán án phí, lệ phí Tòa án hay những khoản phải thi hành án khác theo bán án, quyết định như thanh toán nợ,…Và trong trường hợp này, với cách giải quyết trên thì Tòa án hoàn toàn có căn cứ
+ Nếu số tiền vay đã vay mà xác định người vay sử dụng với mục đích riêng của bản thân, không vì lợi ích chung của gia đình thì sẽ xác định số nợ đó là của chính người vay và khi đó ai vay thì sẽ có nghĩa vụ thanh toán nợ.
Dựa trên những căn cứ trên, bạn phải chấp hành các quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền để thi hành án.