Các biện pháp cơ bản để phòng ngừa hành vi bạo lực giữa vợ và chồng gồm những biện pháp nào?
Các biện pháp cơ bản để phòng ngừa hành vi bạo lực giữa vợ và chồng
Tại chương II Luật phòng chống lực hành gia đình quy định các biện pháp nhằm phòng ngừa hành vi bạn hành gia đình cũng như bạo hành giữa vợ và chồng trong đó quy định rõ 3 biện pháp lớn:
Thứ nhất, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, đặt mục đích giáo dục pháp luật lên hàng đầu ( bao gồm từ điều 9 đến điều 11 ) , khoản 1 điều 9 quy định “ Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.”
Điều 10 đã quy định cụ thể nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình như các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.Truyền thống gia đình Việt Nam.Tác hại của bạo lực gia đình. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá. . Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.Và tại điều 11 quy định về các hình thức thông tin tuyên truyền vê phòng chống bạo lực gia đình như thể hiện trực tiếp hay thông qua phương tiện thông tin đại chúng,….
Thứ hai, thực hiện Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình( từ điều 12 tới điều 15)
Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
Việc hòa giải có thể do gia đình, dòng họ tiến hành ( Điều 13), có thể do cơ quan, tổ chức tiến hành ( điều 14) và do tổ chức hòa giải cơ sở tiến hành (Điều 15). Bất kỳ cơ quan nào có nhiệm vụ hòa giải đều phải thực hiện một cách kiên nhẫn và thuyết phục nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn, những khó khăn giữa vợ và chồng, hạn chế hoặc chấm dứt hoàn toàn tình trạng bạo hành gia đình, giúp vợ chồng hiểu những lý lẽ đạo đức cũng như pháp luật. Vai trò của các cơ quan, tổ chức hòa giải rất quan trọng, góp phần giải quyết hoặc xóa bỏ hành vi bạo lực một cách thiết thực tại gia đình cơ quan, tổ chức, địa phương mình, quy định của pháp luật rất rõ ràng và chi tiết vì vậy hoạt động này cần tích cực hơn nữa.
Thứ ba, Là phương pháp tư vấn góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình bao gồm điều 16 và điều 17 trong Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về nội dung tư vấn là khoản 2 Điều 16 “Tư vấn về gia đình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau đây: Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Và quy định về các đối tượng tư vấn tại khoản 2 Điều 16 là : Người có hành vi bạo lực gia đình; Nạn nhân bạo lực gia đình; Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc; Người chuẩn bị kết hôn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo lực trong gia đình là do thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kỹ năng cư xử trong gia đình.Việc tư vấn góp ý kiến, phê bình đối với các đối tượng ở trên có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, giúp mọi người nhận thức đúng đắn và sửa chữa hành vi bạo lực của mình đối với vợ/ chồng. Luật quy định cả việc tư vấn, góp ý ở trong cộng đồng dân cư, tại điều 17 trong luật này.
Tuy nhiên, với những trường hợp việc đóng góp ý kiến trở lên không hiệu quả, vợ/ chồng vẫn thực hiện các hành vi bạo lực đối với chồng/ vợ của mình thì vấn đề xử phạt là điều rất cần thiết nhằm xử lý hành vi này một cách triệt để. Điều này, Luật cũng quy định cụ thể và chi tiết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hành vi bạo lực trong quan hệ hôn nhân gia đình
– Các hành vi bạo lực gia đình
– Quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại