Bảo đảm thi hành án dân sự bằng nhiều biện pháp khác nhau để đảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự như biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản, ... Vậy bảo đảm thi hành án là gì? Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự?
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảo đảm thi hành án dân sự là gì?
- 2 2. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự bằng biện pháp Phong tỏa tài khoản:
- 3 3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự bằng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ:
- 4 4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự bằng cách thay đổi hiện trạng tài sản:
1. Bảo đảm thi hành án dân sự là gì?
Trong hoạt động thi hành án hiện nay , các biện pháp bảo đảm thi hành án luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 66
2. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự bằng biện pháp Phong tỏa tài khoản:
Biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó, Chấp hành viên được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm tác động đến tài khoản của người phải thi hành án, thông qua đó kiểm soát, ngăn chặn được hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Theo đó:
– Việc phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.
– Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án. Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản. Biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa.
3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự bằng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ:
Biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được tiến hành trên các động sản của người phải thi hành án, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản để trốn tránh việc thi hành án.
Ngoài ra, biện pháp tạm giữ tài sản có thể được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả vật. Tạm giữ giấy tờ của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được tiến hành trên các động sản phải đăng ký quyền sở hữu, giấy tờ có giá hoặc bất động sản của người phải thi hành án. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ của đương sự là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế như: thu giữ giấy tờ có giá; kê biện quyền sở hữu trí tuệ; kê biên phương tiện giao thôn. Cụ thể như sau
– Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.
– Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Chấp hành viên phải giao quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cho đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng. Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Biên bản, quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
– Khi tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ.
– Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng;
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định ; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng.
4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp của đương sự bằng cách thay đổi hiện trạng tài sản:
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng đối với các động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án nhằm ngăn chặc hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành án như chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản. việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này là tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kê biện, xử lý tài sản của người phải thi hành án; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó thì:
– Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.
– Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
– Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Có thể thấy rằng thực tiễn thi hành án dân sự trong nhiều năm nay ở nước ta đã thể thiện ý thức tự nguyện thi hành án của các đương sự .Tuy nhiên còn hạn chế dẫn đến việc phải thi hành các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự luôn chiếm tỷ lệ cao. Do đó, các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cần tiếp tục được quy định tại Luật Thi hành án dân sự trên cơ sở kế thừa, bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành để phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay và bảo đảm tốt hơn cho quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.