Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau mà các thành viên trong doanh nghiệp không còn muốn tiếp tục đồng hành, khi đó họ muốn rút vốn. Vậy cá nhân thực hiện thủ tục rút phần vốn góp tại doanh nghiệp có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân rút phần vốn góp có phải nộp thuế TNCN không?
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 112 của Văn bản hợp nhất
– Vốn điều lệ của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật được xác định là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán trên thực tế. Vốn điều lệ của loại hình công ty cổ phần khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền được xác định là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi nhận cụ thể trong điều lệ của công ty cổ phần đó;
– Cổ phần đã bán theo quy định của pháp luật là loại cổ phần được quyền chào bán, đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty cổ phần. Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, cổ phần đã bán được xác định là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua;
– Cổ phần được quyền chào bán của loại hình công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ tiến hành thủ tục chào bán trên thị trường để huy động vốn cho công ty. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền được xác định là tổng số cổ phần các loại mà công ty cổ phần sẽ chào bán trên thị trường để nhằm mục đích huy động vốn, trong đó bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua;
– Cổ phần chưa bán là loại cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty cổ phần. Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, cổ phần chưa bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua;
– Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Giảm vốn điều lệ theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, công ty sẽ hoàn trả một phần vốn góp cho các cổ đông dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong khoảng thời gian từ 02 năm trở lên được tính kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp, và phải đảm bảo đầy đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty cổ phần sau khi công ty đã hoàn trả cho các cổ đông;
+ Công ty mua lại cổ phần đã bán căn cứ theo quy định tại Điều 132, Điều 133 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022;
+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn căn cứ theo quy định tại Điều 113 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Đối với thu nhập tính thuế, theo quy định của pháp luật, thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp sẽ được xác định bằng giá chuyển nhượng, trừ đi giá mua của phần vốn chuyển nhượng và trừ các chi phí hợp lý khác có liên quan đến quá trình tạo ra thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn. Theo đó, giá chuyển nhượng được xác định là số tiền mà các cá nhân nhận được dựa trên
– Về thuế suất, theo quy định của pháp luật, thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp sẽ áp dụng theo Biểu thuế suất toàn phần với mức thuế suất là 20%;
– Về thời điểm xác định thu nhập tính thuế, theo quy định của pháp luật thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực trên thực tế. Riêng đối với trường hợp quốc vốn bằng phần vốn góp, thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn/hoặc rút vốn;
– Về cách tính thuế, cần phải áp dụng theo công thức do pháp luật quy định. Theo đó, thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất là 20%.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, khi một cá nhân thực hiện thủ tục rút lại vốn góp từ một doanh nghiệp, cá nhân đó chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân dựa trên phần giá trị tăng thêm của vốn góp so với thời điểm cá nhân thực hiện thủ tục góp vốn.
Nếu phần vốn góp nhận là ít hơn hoặc phần vốn góp nhận lại bằng giá trị lúc góp vốn ban đầu thì cá nhân đó sẽ không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, nếu thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thì mức thuế suất cần phải chịu là 20% cho phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua ban đầu.
2. Doanh nghiệp cần có các tờ khai thuế nào khi các cổ đông rút phần vốn góp?
Căn cứ theo Mục 9.10 tại Phụ lục 1 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế (sửa đổi tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế), khi cố đông rút vốn công ty cần có các tờ khai thuế như sau:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với các chủ thể là tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn;
– Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân có thu nhập phát sinh trong năm tính thuế (theo quy định hiện nay sẽ kê khai vào hồ sơ khai thuế của tháng/quý cuối cùng trong năm tính thuế).
3. Giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 51 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, đối với hoạt động giảm vốn điều lệ, công ty cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Thông báo về việc có sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
– Văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, về việc mua cổ phần, về việc mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
THAM KHẢO THÊM: