Tôi có cầm cố chiếc laptop tại một cửa hàng cầm đồ, chưa kịp tới lấy thì họ đã bán mất lap của tôi. Giờ tôi có được hưởng quyền lợi gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cầm đồ chiếc laptop với giá 4.500.000 đồng, trong biên nhận không ghi lãi suất nhưng thực tế tôi phải đóng mức lãi suất là 8% ngày và hẹn là 15/01/2014 em phải đóng lãi. Nhưng do có việc bận nên 5 ngày sau em mới đóng được thì chủ hiệu cầm đồ đã bán chiếc laptop của em. Trước khi bán chủ tiệm cũng không hề thông báo cho em biết. Vậy xin hỏi Luật sư họ làm như vậy là đúng hay sai? Em có quyền đòi lại chiếc laptop của mình được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Từ nội dung thông tin mà bạn cung cấp thì có hai vấn đề được đặt ra ở đây:
Thứ nhất, trong biên nhận không ghi lãi suất nhưng bạn phải đóng lãi suất 8%;
Thứ hai, ngày hẹn trả là ngày 15/01/2014 tuy nhiên tới ngày 20/01/2014 bạn tới đóng;
Thứ ba, chủ tiệm đã bán chiếc laptop của bạn mà không thông báo trước cho bạn.
Với những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi đã tóm lược nhưng ý chính nhằm việc xác định vấn đề rõ ràng hơn:
Thứ nhất, Việc mà trong biên nhận không ghi tiền lãi suất bạn phải đóng mà trên thực tế bạn phải đóng 8% là trái với quy định của pháp luật; 8% có phải là mức lãi suất bạn phải đóng hay không thì bạn có thể xác định đó có phải hành vi cho vay nặng lãi hay không thì việc căn cứ Khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự :
“Lãi suất vay các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”
Sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này;
Thứ hai,việc không thực hiện đúng hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận với nahu về thời gian nhận lại laptop là bạn cũng có sự vi phạm;
Thứ ba:
+ Căn cứ Điều 341 Bộ luật Dân sự quy định về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ:
“Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 340 của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.”
+ Căn cứ Điều 326 Bộ luật Dân sự :
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.” .
Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
* Căn cứ Điều 330 và 331 BLDS bên cầm cố có nghĩa vụ và quyền hạn như sau:
– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;
– Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ
-Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố; yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận; được khai thác công dụng của tài sản cầm cố; được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
– Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
– Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
– Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
– Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
* Căn cứ Điều 332 và 33 BLDS quyền và nghĩa vụ bên nhận cầm cố tài sản được quy định như sau:
– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
– Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
– Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luât để thực hiện nghĩa vụ
– Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận
Có thể thấy rằng việc bán laptop của bạn đi là họ đã có sự vi phạm, cho dù bạn quá thời gian hẹn.
>>> Luật sư
Từ tất cả những căn cứ và nội dung nêu trên thì bạn có thể giả đáp được những thắc mắc của mình.