Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự.
Theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 thì có 13 biện pháp khẩn cấp tạm thời tuy nhiên không phải biện pháp nào cũng là biện pháp áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp mà chỉ có một số biện pháp áp dụng với tài sản bị tranh chấp nhất định.
Thứ nhất kê biên tài sản đang tranh chấp: Theo quy định tại Điều 108 BLTTDS 2004 thì biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp được
Thứ hai: Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được hiểu là việc không cho thay đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Theo Điều 109 BLTTDS thì biện pháp này được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho người khác. Việc chuyển dịch quyền về tài sản này sẽ làm phức tạp thêm quá trình giải quyết vụ tranh chấp, gây khó khăn cho việc thi hành án sau này. Do vậy, việc cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp là cần thiết nhằm đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án.
>>> Luật sư
Thứ ba: Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp là việc không cho phép thay đổi hiện trạng tài sản đang là đối tượng của một vụ án về tranh chấp tài sản. Theo quy định tại Điều 110 BLTTDS thì biện pháp này được áp dụng:
“Nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo dỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”.
Theo pháp luật hiện hành thì đương sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp khi người đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp. Tuy vậy, nếu pháp luật cho phép áp dụng biện pháp này ngay cả trong trường hợp cần ngăn chặn người đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì sẽ hợp lý hơn.
Thứ tư: Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa. Tại Điều 111 BLTTDS quy định:
“Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ở thời kì thu hoạch hoặc không thể bảo quản lâu dài.”
Theo đó, cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm hoặc hàng hóa là việc cho thu, bán những sản phẩm về nông nghiệp hoặc những sản phẩm, hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
Biện pháp này được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về tài sản trong đó có hoa màu, sản phẩm hàng hóa khác đang ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài và nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết thì tài sản đó sẽ kém phẩm chất, hư hỏng, bị giảm giá trị hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng.