Mỗi người nước ngoài khi đến Việt Nam được cư trú trong một khoảng thời gian nhất định được xác định theo các loại giấy tờ khác nhau như thẻ tạm trú, thẻ thường trú,.... Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mà các cá nhân này buộc phải xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Buộc xuất cảnh là gì?
Tại khoản 8 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về buộc xuất cảnh như sau: “8. Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.”
Nếu như việc xuất cảnh là việc đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đây là quyền của các cá nhân nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, khi có họ có mong muốn và quyết định ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân có quyền thực hiện việc xuất cảnh bất cứ lúc nào. Thì việc buộc xuất cảnh mang tính quyền lực nhà nước yêu cầu các chủ thể bắt buộc phải thực hiện hoạt động xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cần phân biệt giữa việc buộc xuất cảnh và trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trục xuất dưới góc độ pháp luật hình sự thì trục xuất là một hình phạt, là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, được
Còn trục xuất trong hành chính thì đó chính là rục xuất hành chính là biện pháp (chế tài) áp dụng đối với người nước ngoài có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật hành chính như vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú hoặc vi phạm một số quy định hành chính khác phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền được thể hiện qua
Như vậy, có thể thấy trục xuất có thể là hình phạt hoặc là chế tài hành chính. Trục xuất và buộc xuất cảnh đều mang ý nghĩa là bắt buộc một chủ thể ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng bản chất của nó hoàn toàn khác nhau. Như chúng ta thấy thì “trục xuất” có tính hình phạt hoặc chế tài, áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật (hành chính hoặc hình sự). Còn buộc xuất cảnh thì không như vậy. Bên cạnh đó thì chủ thể áp dụng các biện pháp này cũng hoàn toàn khác nhau, khi chủ thể quyết định trục xuất cá nhân nước ngoài đó chính là
2. Người có thể bị buộc xuất cảnh:
Người có thể bị buộc xuất cảnh ở đây chính là người nước ngoài. Việc buộc xuất cảnh không áp dụng đối với công dân Việt Nam.
Người nước ngoài được đề cập đến ở đây chính là cá nhân không có quốc tịch nhưng không có quốc tịch Việt Nam. Cá nhân có quốc tịch ở đây thể hiện cá nhân đó được bảo hộ bởi một hoặc nhiều quốc gia khác nhau nhưng các cá nhân này không được Việt Nam bảo hộ với tư cách là công dân Việt Nam.
Nhóm chủ thể thứ hai của người nước ngoài đó chính là người không quốc tịch, tức những cá nhân này không màn một quốc tịch nào và không được quốc gia nào bảo hộ.
Biện pháp buộc xuất cảnh không áp dụng đối với cá nhân là công dân Việt Nam, bởi lẽ đây chính là sự bảo hộ của quốc gia đối với công dân nước mình. Các công dân có quyền sinh sống, làm việc, cư trú ổn định trên quốc gia họ mang quốc tịch, do đó, không một quốc gia nào có quy định về việc buộc công dân của mình xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ quốc gia mình.
3. Các trường hợp người nước ngoài bị buộc xuất cảnh:
Tại Khoản 1 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về các trường hợp buộc xuất cảnh đối với cá nhân nước ngoài đó chính là:
“1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Như vậy, theo quy định này thì có hai trường hợp buộc cá nhân xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, là cá nhân hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh
Mỗi cá nhân nước ngoài đến Việt Nam, trừ các cá nhân thường trú, thì sẽ được cư trú tại Việt Nam trong một thời gian nhất định. Thời hạn tạm trú của các cá nhân được thể hiện thông qua thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho các cá nhân. Thời hạn tạm trú này được xác định dựa trên thời gian của loại hộ chiếu và thị thực đã cấp cho các cá nhân này,
Các cá nhân là người nước ngoài được ở Việt Nam trong thời gian tạm trú, khi hết thời gian tạm trú thì các cá nhân phải gia hạn để được tiếp tục ở lại Việt Nam. Nếu không gia hạn thời gian ở lại thì các cá nhân phải tự nguyện xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đối với các cá nhân không tự nguyện xuất cảnh sẽ bị buộc xuất cảnh. Việc buộc xuất cảnh trong trường hợp này hoàn toàn hợp lý, khi đến Việt Nam, các cá nhân đã được cơ quan nhà nước Việt Nam cho phép ở lại Việt Nam trong một khoảng thời gian, điều này thể hiện quyền lực của nhà nước cũng như các vấn đề liên quan khác trong hoạt động quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Nên khi hết thời hạn tạm trú, mà các cá nhân không xuất cảnh sẽ bị buộc xuất cảnh.
Thứ hai, cá nhân bị buộc xuất cảnh vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội là một trong những yếu tố để duy trì sự tồn tại, ổn định của một đất nước. Theo Luật An ninh quốc gia năm 2004: “1) An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.” Để đảm bảo sự ổn định của đất nước, việc quản lý quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội là điều không thể thiếu. Trong đó, hoạt động quản lý về xuất nhập cảnh là thành phần không thể thiếu. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh là một bộ phận của quản lý nhà nước về an ninh quốc gia; nhằm duy trì trật tự an ninh và thỏa mãn nhu cầu tự do cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh hàng ngày của công dân.
Trong hoạt động quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài, thì đối tượng hướng đến ở đây chính là các hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của các cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Khi các cơ quan nhà nước nhận thấy việc các cá nhân người nước ngoài ở lại Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng của đất nước hoặc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định buộc các cá nhân đó xuất cảnh. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội là lý do “nhạy cảm” đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, nên quy định pháp luật hiện hành giải thích về lý do này còn ít và mang tính “bảo mật” cao.
4. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh:
Tại Khoản 2 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về thẩm quyền buộc xuất cảnh đối với cá nhân nước ngoài đó chính là:
“2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:
a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Theo quy định này thì thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh thuộc về hai cơ quan đó chính là Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp người nước ngoài hết thời gian tạm trú nhưng chưa xuất cảnh và Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh. Đây là hai nhóm cơ quan quản lý trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập cảnh của người nước ngoài và các vấn đề an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội nên việc quy định các chủ thể này có thẩm quyền quyết định việc buộc xuất cảnh là hoàn toàn hợp lý.