Hợp đồng sinh ra không phải là để bị triệt tiêu (vô hiệu, đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ) mà là để được thực hiện nhằm đem lại cho các bên lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi.
Hợp đồng sinh ra không phải là để bị triệt tiêu (vô hiệu, đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ) mà là để được thực hiện nhằm đem lại cho các bên lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi. Bởi mục đích của các bên khi kí kết
Căn cứ để áp dụng trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng
– Bên bán có lỗi
Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên mua yêu cầu bên bán phải thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên bán phải chịu phí tổn thất phát sinh. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 303 quy định như sau:
“ Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó”.
Với quy định này thì khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản thì bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua một vật đặc định nhưng không giao thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng bằng cách giao đúng vật và trường hợp này áp dụng đối với hợp đồng liên quan đến vật đặc định, ví dụ như tranh cổ, tiền cổ.
Tương tự như vậy, theo khoản 1 Điều 304 Bộ luật dân sự quy định:
“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện”.
Do vậy bên bán nếu không thực hiện nghĩa vụ của mình mặc dù hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian nhất định.
Khi giao kết một hợp đồng mua bán tài sản sẽ bao gồm nhiều nghĩa vụ mà các bên đã cam kết qua lại với nhau trong hợp đồng. Nghĩa vụ cơ bản của bên bán là phải thực hiện đúng cam kết phải giao tài sản như máy móc, bàn ghế, xe máy… là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua như chuyển giao quyền sở hữu nhà ở cho bên mua, là nghĩa vụ nhận tiền – đó là quyền của bên bán nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ. Việc bên bán không thực hiện hợp đồng có thể do ý chí chủ quan của bên bán hoặc do có lí do khách quan nhưng thông thường thường là do ý chí chủ quan của bên bán. Ví dụ không được phép chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản do không phải là chủ sở hữu.
Bên bán chậm thực hiện hợp đồng cũng được coi là hành vi có lỗi trong hợp đồng mua bán tài sản và cũng bị áp dụng chế tài phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đó là trường hợp, khi đến hạn mà bên bán chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình (chưa giao hết tài sản, chưa chuyển quyền sở hữu tài sản mặc dù đã giao vật…) do lỗi của mình hoặc là việc bên bán phải nhận tiền khi bên mua trả đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm nhưng bên bán chậm tiếp nhận tiền (theo thời gian mà các bên đã thỏa thuận) thì bên bán cũng bị coi là chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đối với loại vi phạm này, “Bộ luật dân sự 2015” quy định tại khoản 1 điều 305:
“Khi nghĩa vụ dân sự chậm thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ, nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Như vậy khi bên bán chậm thực hiện nghĩa vụ (chậm chuyển giao vật, chậm chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc chậm nhận tiền…) bên mua có thể gia hạn một thời gian hợp lí để bên bán thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc gia hạn này hoàn toàn do bên mua quyết định trên cơ sở xem xét lợi ích của việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng..
>>> Luật sư
Trong các hợp đồng trên thực tế việc bên bán vi phạm nghĩa vụ thông thường là việc bên bán không giao vật đúng như trong hợp đồng. Việc bên bán giao vật không đúng như trong hợp đồng có thể là bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn hoặc ít hơn như đã thỏa thuận hoặc trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là vật đồng bộ nhưng khi thực hiện nghĩa vụ của mình bên bán đã giao vật không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được hoặc cũng có thể là việc bên bán giao vật không đúng chủng loại. Vật đồng bộ là theo quy định tại điều 180 “Bộ luật dân sự 2015” quy định là:
“Vật gồm các phần các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà thiếu một trong các phần, các bộ phận, hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút”.
Do đó, bên bán phải có nghĩa vụ giao vật đồng bộ tức giao đủ các bộ phận cấu thành vật đó để bên mua có thể sử dụng đúng mục đích đặt ra.Việc bên bán giao vật không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của bên mua không đạt được thì sẽ phát sinh trách nhiệm của bên bán đối với bên mua.