Bạo lực gia đình ngày càng trở thành vấn nạn đáng phải lưu tâm nhiều hơn bởi vụ việc ghi nhận cũng như mức độ vi phạm cua hành vi này ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy, buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở có được coi là hành vi bạo lực gia đình?
Hiện nay bạo lực gia đình là một vấn nạn nhức nhối cho cá nhân cũng như đối với từng quốc gia. Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì bạo lực gia đình được xác định là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình nhằm mục đích gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại trực tiếp về thể chất tinh thần tình dục cũng như kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Quy định tại Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 đã liệt kê 16 hành vi được xác định là bạo lực gia đình bao gồm:
– Một trong các thành viên trong gia đình có hành vi hành hạ ngược đãi đánh đập đe dọa hoặc có hành vi trực tiếp làm xâm hại đến sức khỏe tính mạng của các thành viên khác. Các hành vi được xác định là bạo lực gia đình xuất phát từ việc cố ý thực hiện;
– Không chỉ bằng hành động cụ thể mà nếu sử dụng những lời nói với mục đích lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự nhân phẩm của thành viên;
– Để gây ảnh hưởng và áp lực về tinh thần tâm lý của thành viên trong gia đình mà có hành động cưỡng ép để các cá nhân tiên tiến bạo lực đối với con người hoặc con vật;
– Đối với những trường hợp thành viên trong gia đình là trẻ em phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, những người đã đủ tuổi để pháp luật quy định là người cao tuổi hoặc người khuyết tật người không có khả năng tự chăm sóc mà những thành viên khác bỏ mặc không quan tâm; Đặc biệt đối với trẻ em không có nghĩa vụ trong việc giáo dục các thành viên trong gia đình là trẻ em;
– Trong đời sống gia đình có thể hiện rõ việc kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của các thành viên trong gia đình;
– Trong một số trường hợp có hành vi ngăn cản về quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu giữa cha mẹ và con hoặc mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa anh chị em với nhau;
– Mặc dù là người trong một gia đình tuy nhiên những thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân vẫn phải được tôn trọng chính vì vậy hành vi tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư bí mật cá nhân hoặc bí mật của các thành viên trong gia đình với mục đích là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người này thì cũng được coi là hành vi bạo lực gia đình;
– Một trong các cá nhân là thành viên có hành động cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
– Đối với việc trình diễn hành vi khiêu dâm cưỡng ép thành viên trong gia đình trình diễn hoặc cưỡng ép để nghe các âm thanh hình ảnh đọc nội dung khiêu dâm kích thích bạo lực;
– Pháp luật luôn đề cao sự tự nguyện, bình đẳng trong quá trình kết hôn nên nếu có xuất hiện bất kỳ hành vi cưỡng ép tảo hôn kết hôn ly hôn hoặc cản trở về kết hôn li hôn hợp pháp của các cá nhân cũng được coi là hành vi bạo lực gia đình;
– Cá nhân là phụ nữ bị cưỡng ép mang thai, phá thai hoặc lựa chọn giới tính thai nhi;
– Liên quan đến tài sản chung của gia đình tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình mà một người hoặc nhiều người có hành vi chiếm đoạt hủy hoại tài sản này;
– Trong đời sống gia đình nếu có hành vi cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, yêu cầu thành viên phải đóng góp tài chính quá khả năng của họ, mục đích của hành vi này để kiểm soát tài sản thu nhập làm cho cá nhân này có sự lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần và các lĩnh vực khác;
– Thậm chí còn có hành động cô lập gia cầm các thành viên trong gia đình;
– Và tiến hành cưỡng ép các thành viên trong gia đình phải đi rời khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
Như vậy với quy định liên quan đến 16 hành vi bạo lực gia đình theo luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì có thể dễ dàng xác định hành động buộc thành viên gia đình đi ra khỏi chỗ ở sẽ được coi là hành vi bạo lực gia đình nên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
2. Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở bị xử phạt thế nào?
Ngày 31 tháng 12 năm 2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thể hiện các nội dung liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, khiếu nại cứu hộ ,phòng chống bạo lực gia đình. Trong phạm vi của bài viết này tác giả sẽ chỉ băng cốc các thông tin liên quan về mức xử phạt đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp.
Căn cứ theo Điều 59 của Nghị định này thì hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; Còn trong trường hợp nếu có hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp thì mức xử phạt sẽ gấp đôi với mức ban đầu đó là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
3. Đảng viên thực hiện hành vi ép buộc người thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Một cá nhân để trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam phải là những cá nhân ưu tú không chỉ phấn đấu cho mục đích lý tưởng của Đảng và vì lợi ích của dân tộc mà còn có lối sống đạo đức lành mạnh gắn bó mật thiết với những người xung quanh trong đó có thể kể đến các thành viên trong gia đình. Đảng viên không chỉ tuân thủ theo các quy định mà Nhà nước đã ban hành mà đối với Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.
Đảng viên có hành vi bạo lực gia đình thì tại Điều 50 Quy định 69-QĐ/TW ngày 6 tháng 7 năm 2022 của Ban chấp hành trung ương Đảng đã ghi nhận rõ việc các đảng viên có hành vi vi phạm quy định về phòng chống bạo lực gia đình sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật. Tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm hoặc tính chất thì sẽ áp dụng mức xử lý kỷ luật khác nhau:
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
+ Nếu có hành vi sử dụng hoặc truyền bá các thông tin, hình ảnh, âm thanh hoặc vật dụng có tác động gây kích động hoặc niềm kích động bạo lực gia đình;
+ Đối với quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu giữa cha mẹ và con giữa vợ chồng; giữa anh chị em ruột với nhau mà có hành vi gây cản trở hoặc ngăn cản thực hiện quyền nghĩa vụ trong các mối quan hệ này;
– Khi phát hiện ra hành vi bạo lực gia đình mà những Đảng viên có thái độ thờ ơ, vô cảm hoặc trực tiếp ngăn cản việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
– Đối với trường hợp đã từng bị kỷ luật theo quy định nêu trên mà có sự tái phạm hoặc có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật bằng cảnh cáo hoặc cách chức nếu người này giữ chức vụ:
+ Có hành động chiếm đoạt hủy hoại tài sản riêng của thành viên trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình;
+ Trong quá trình sinh sống gây sức ép cho các thành viên trong gia đình về việc lao động quá sức hoặc ép buộc đóng góp tài chính có khả năng đồng thời có hành động kiểm soát thu nhập thành viên trong gia đình nhằm đẩy họ vào tình trạng lệ thuộc về tài chính;
+ Hoặc thực hiện hành vi buộc người trong gia đình ra khỏi chỗ ở trái pháp luật ( ví dụ như cha mẹ đuổi con cái ra khỏi nhà)
+ Ngoài ra còn phải kể đến hành động cưỡng bức tích dục xúi giục người giúp sức khác để gây nên bạo lực gia đình;
+ Khi chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật mà không đúng bao che không xử lý hoặc xử lý không đúng được pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình;
– Ngoài ra, nếu vi phạm trong một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã vi phạm các quy định nêu trên nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ khỏi Đảng ví dụ như:
+ Khi có người phát hiện báo tin hoặc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình cá nhân đang là đảng viên có hành động trả thù hoặc trù dập người phát hiện này;
+ Trực tiếp hành hạ ngược đãi đánh đập và có hành vi khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng của thành viên trong gia đình sử dụng lời nói để lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình