Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm mục đích nâng cao quá trình quản lý và sử dụng có hiệu quả đối với nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mọi hành vi vi phạm gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nói riêng đã được pháp luật quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Dựa vào đó, quá trình xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, người đứng đầu các cơ quan tổ chức phải tiến hành hoạt động xác minh sơ bộ và đánh giá sơ bộ về giá trị thiệt hại, sau đó tiến hành hoạt động lập biên bản về nội dung vụ việc để có thể dựa vào đó làm căn cứ xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người đứng đầu các cơ quan và tổ chức, những đối tượng được xác định là người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước có hành vi vi phạm quy định gây lãng phí trái quy định của pháp luật, thì người đứng đầu các cơ quan cấp trên trực tiếp của những đối tượng này, các cơ quan quản lý trực tiếp sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức hoạt động tiến hành xác minh sơ bộ để đánh giá về giá trị thiệt hại, sau đó lập biên bản về nội dung vụ việc để có thể dựa vào đó làm căn cứ để xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xác định giá trị thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
– Thiệt hại là tài sản thì giá trị tài sản bị thiệt hại sẽ được xác định dựa trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản đó, giá trị này sẽ được tính theo giá thị trường ngay tại thời điểm xảy ra thiệt hại, trừ đi giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó;
– Thiệt hại được xác định là tiền và giấy tờ có giá hoặc các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật được thể hiện dưới dạng tiền tệ – tài chính thì giá trị tài sản bị thiệt hại sẽ được xác định bằng với số tiền thực tế bị thiệt hại đó;
– Các thiệt hại khác sẽ được xác định dựa trên cơ sở chênh lệch tính thành tiền giữa định mức, về tiêu chuẩn, về chế độ hoặc về các dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với thực tế thực hiện và chi phí khắc phục hậu quả, nếu có.
Bên cạnh đó, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện bằng đồng Việt Nam, và căn cứ vào một số yếu tố cơ bản sau:
– Bản tường trình trách nhiệm của người có hành vi gây lãng phí;
– Kiến nghị của chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Vì vậy, quá trình bồi thường thiệt hại trong hoạt động thực nghiệm và chống lãng phí sẽ cần phải dựa vào các căn cứ xác định nêu trên.
2. Quyết định bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có quy định cụ thể về quyết định bồi thường thiệt hại trong hoạt động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp có thành lập hội đồng thi theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của hội đồng, người có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sẽ phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thực hành tiết kiệm và chống lãng phí theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp không thành lập hội đồng, thì theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc, khoảng thời gian này sẽ được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm gây lãng phí, những đối tượng được xác định là người có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sẽ phải có trách nhiệm ra quyết định về bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp sau khi ra quyết định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thực hành tiết kiệm và chống lãng phí mà phát hiện ra những tình tiết mới làm thay đổi lỗi, làm thay đổi mức độ vi phạm của các đối tượng và số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà đã được ghi nhận trong kết luận trước đó, thì tổng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày phát hiện ra những tình tiết mới đó, những đối tượng được xác định là người có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức họp lại hội đồng để xem xét và ra quyết định lại đối với số tiền bồi thường thiệt hại hoặc xem xét và ra quyết định lại về số tiền bồi thường thiệt hại theo thẩm quyền.
3. Hồ sơ xử lý bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có quy định về hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Theo đó, khi tiến hành hoạt động xem xét và giải quyết quá trình bồi thường thiệt hại sẽ phải căn cứ vào hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường của vụ việc đó phù hợp với quy định của pháp luật. Bao gồm cụ thể như sau:
– Quyết định xử lý hành vi lãng phí trong hoạt động thực hành tiết kiệm, hoặc căn cứ vào quyết định của cơ quan thanh tra kiểm tra, cơ quan kiểm toán nhà nước về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.,
– Căn cứ vào bản tường trình của những người có hành vi gây lãng phí từ đó xảy ra thiệt hại trên thực tế;
– Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kĩ thuật đối với các trang thiết bị hoặc tài sản bị mất mát và hư hỏng hoặc bị thiệt hại trên thực tế do hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Căn cứ vào biên bản đánh giá sơ bộ đối với giá trị tài sản bị thiệt hại theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với điều luật phân tích nêu trên;
– Các văn bản khác có liên quan khi được yêu cầu.
Theo đó thì có thể nói, hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động thực hành tiết kiệm và chống lãng phí sẽ phải được gửi đến các thành viên trong hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành mở cuộc họp hội đồng trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có quy định cụ thể hơn về trình tự họp hội đồng. Theo đó thì hội đồng sẽ họp để xem xét giải quyết quá trình bồi thường thiệt hại theo trình tự cơ bản sau:
– Chủ tịch hội đồng sẽ tiến hành hoạt động công bố thành phần tham gia phiên họp hội đồng để xem xét quá trình giải quyết việc bồi thường;
– Ủy viên được ứng cử làm nhiệm vụ thư ký hội đồng sẽ thực hiện thủ tục báo cáo về hành vi gây lãng phí từ đó dẫn đến điện thoại và báo cáo về mức bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Hội đồng sẽ nghe giải trình của người có hành vi gây lãng phí từ đó dẫn đến thiệt hại, hội đồng sẽ lắng nghe ý kiến của các thành viên trong hội đồng;
– Hội đồng sẽ tiến hành hoạt động thảo luận và thực hiện quá trình bỏ phiếu kín về mức bồi thường, thời hạn đối tượng và phương thức bồi thường;
– Chủ tịch hội đồng sẽ thực hiện thủ tục công bố kết quả sau hoạt động bỏ phiếu kín, và thông báo biên bản cuộc họp;
– Chủ tịch hội đồng và ủy viên được giao nhiệm vụ làm thư ký hội đồng sẽ lập biên bản cuộc họp có đầy đủ chữ ký của các bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
– Quyết định 21/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08/09/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.