Hợp đồng vận chuyển theo chuyến khi được các bên lựa chọn giao kết thì sẽ trở thành cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ. Vậy, Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến được thể hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Các bên ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải thực hiện quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 146 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ luật Hàng hải thì hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một trong 2 loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Cá nhân, tổ chức lựa chọn hợp đồng vận chuyển theo chuyến đó là việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển với điều kiện người vận chuyển sẽ dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để tiến hành vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Về bản chất, hợp đồng là hợp đồng song vụ nên các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Quyền của bên này cũng có thể là nghĩa vụ của bên kia mà ngược lại. Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản hoặc bên thuê vận chuyển tài sản là một trong những nội dung được chú trọng, cụ thể:
1.1. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển theo chuyến:
– Theo quy định Điều 535 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên vận chuyển hàng hóa sẽ có quyền như sau:
+ Thứ nhất, có quyền thực hiện việc kiểm tra xác thực tài sản của vận đơn và những chứng từ vận chuyển tương đương khác mà bên thuê vận chuyển đã cung cấp;
+ Trong một số trường hợp việc vận chuyển tài sản mà không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển thì hoàn toàn có thể từ chối mà không vi phạm pháp luật;
+ Việc bên vận chuyển tài sản đồng ý quá trình vận chuyển thông qua đường biển bắt buộc phải tiến hành việc trả cước phí theo đúng thời hạn, chính vì vậy hoàn toàn có thể yêu cầu bên phía vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển;
+ Bên vận chuyển hoàn toàn có thể từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết đối với trường hợp này;
– Bên cạnh đó, nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản cũng đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 534 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó:
+ Phải đảm bảo vận chuyển tài sản một cách đầy đủ, an toàn đến những địa điểm đã được thỏa thuận trước đây hoặc theo đúng thời hạn;
+ Có trách nhiệm giao tài sản cho người có quyền nhận tài sản;
+ Liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa thì sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả các chi phí trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
+ Có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật đối với việc vận chuyển hàng hóa theo chuyến;
+ Đối với trường hợp vận chuyển mà để mất, hư hỏng tài sản thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
Như vậy theo quy định nêu trên, khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến thì bên vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu có lỗi trong việc để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc có quy định khác;
1.2. Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển tài sản:
– Bên thuê vận chuyển tài sản phải có nghĩa vụ trong việc yêu cầu bên vận chuyển trả tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã tiến hành thỏa thuận trước đây và có thể trực tiếp chỉ định người thứ ba thực hiện được nhận tài sản đã thuê vận chuyển.
– Khi đã ký kết hợp đồng vận chuyển thì phải trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển vào quá trình thực hiện nghĩa vụ này phải thực hiện đúng thời hạn phương thức đã thỏa thuận;
– Hỗ trợ cho quá trình bên vận chuyển xác thực các thông tin liên quan đến tài sản vận chuyển để đảm bảo an toàn cho loại tài sản này;
– Bên cạnh đó, cũng có trách nhiệm trong quá trình vận chuyển tài sản, nếu có thỏa thuận với bên vận chuyển. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì sẽ không thể yêu cầu bên vận chuyển thực hiện việc bồi thường với quy định nêu trên.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến được các bên tiến hành ký kết với nhau thông thường sẽ có hai chủ thể chính đó là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Ngoài ra trong một số trường hợp nếu có cá nhân được ủy quyền để thực hiện các hoạt động này thì sẽ có sự tham gia thêm của những người được ủy quyền.
2. Trong quá trình vận chuyển theo chuyến nếu tài sản bị mất hư hỏng trên đường vận chuyển thì bên nào phải chịu trách nhiệm?
Các nội dung liên quan đến bồi thường hoặc chịu trách nhiệm về tài sản vận chuyển bị mất hư hỏng là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm. Hiện nay, có thể chia thành ba trường hợp cơ bản để phân biệt được trách nhiệm của các bên tiến hành bồi thường khi phát sinh ra việc tài sản bị mất hư hỏng trên đường vận chuyển:
– Trường hợp 1, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển tài sản:
Như đã nêu ở trên bên vận chuyển tài sản ngoài trách nhiệm bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định theo đúng thời hạn thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nếu xác định rằng bên vận chuyển đã làm tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp xảy ra những sự kiện bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng pháp luật có quy định khác ( quy định tại khoản 5 Điều 534 và khoản 1 Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015);
– Trường hợp 2, bên vận chuyển tài sản không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển tài sản: Không phải mọi trường hợp đều mặc nhiên bên vận chuyển tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường bởi trên thực tế nếu phát sinh ra việc bị mất hoặc thất lạc hư hỏng tài sản thì việc quan trọng nhất đó là phải xác định yếu tố lỗi đối với hành vi này. Căn cứ tại khoản 5 Điều 534, khoản 1 Điều 541, khoản 3 Điều 536 Bộ luật Dân sự 2015 nếu các bên có thỏa thuận trông coi tài sản trên đường vận chuyển, mà nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển tài sản phải thực hiện việc trông coi dẫn đến tình trạng bị mất hoặc hư hỏng thì bên vận chuyển tài sản sẽ không phải có nghĩa vụ bồi thường đối với trường hợp này. Bởi tình huống này đặt ra bên thuê vận chuyển tài sản là bên đang có lỗi trong việc dẫn đến hư hỏng mất mát tài sản. Nếu gặp phải những trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có liên quan có quy định;
– Trường hợp 3, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển tài sản: Các bên tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến thì bên thuê vận chuyển tài sản sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba nếu có thiệt hại vì tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà bên thuê vận chuyển tài sản cố tình không thực hiện việc cung cấp các thông tin hoặc sử dụng các biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
3. Mức bồi thường đối với trường hợp các bên ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến:
Mặc dù hợp đồng vận chuyển theo chuyến được ký kết với nhau để thỏa thuận về việc vận chuyển thông qua đường biển nằm trong sự điều chỉnh của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ luật Hàng hải nhưng liên quan đến mức bồi thường thiệt hại thì vẫn nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo quy định về trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng trên đường vận chuyển thì phải xác nhận bên nào có lỗi thì bên đó thực hiện việc bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định đó là bên gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó là bồi thường về thiệt hại vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại;
+ Những trường hợp thiệt hại về vật chất được xác định đó là tổn thất vật chất, bao gồm về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến thu nhập thực tế đã bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Ngoài ra, cá nhân gây nên thiệt hại có thể phải bồi thường thiệt hại về tinh thần đó là tổn thất do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể;
– Áp dụng quy định này vào trong trường hợp vi phạm hợp đồng vận chuyển tài sản thì bên có hành vi vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ sau:
+ Nếu gây ra thiệt hại về vật chất bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, có hậu quả là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút thì bên có hành vi vi phạm sẽ phải bồi thường;
+ Ngoài ra, những khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại cũng phải được bên có hành vi vi phạm tiến hành bồi thường;
+ Bên cạnh đó, những khoản chi phí phát sinh do một bên không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không hề trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại do lợi ích mà hợp đồng mang lại thì bên có hành vi vi phạm cũng phải chi trả;
Hiện nay để chứng minh được quyền lợi ích của mình đang bị xâm phạm về hành vi vi phạm trong quá trình vận chuyển hàng hóa theo chuyến thì cá nhân phải chuẩn bị các giấy tờ tài liệu chứng cứ, chứng minh bên có nghĩa vụ đã có hành vi vi phạm và có lỗi trong quá trình vận chuyển dẫn đến thiên hại trên thực tế. Đây chính là cơ sở xác thực để yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách nhanh chóng, hợp pháp.
Văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2023 Bộ luật Hàng hải.