Tai nạn giao thông hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều, là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Vậy những lỗi nào được miễn trừ nếu gây tai nạn giao thông?
Mục lục bài viết
1. Những lỗi nào được miễn trừ nếu gây tai nạn giao thông?
Thứ nhất, đối với trách nhiệm về dân sự:
Căn cứ Điều 584
– Phải có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
– Có gây ra thiệt hại.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nguồn nguy hiểm cao độ gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Và phương tiện ô tô đang chạy được xếp vào thuộc nguồn nguy hiểm cao độ (căn cứ theo quy định khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ).
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ sở hữu, sử dụng, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi khi thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tuy nhiên có ngoại trừ 02 trường hợp sau:
– Thiệt hại xảy ra xuất phát từ lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
– Thiệt hại xảy ra do yếu tố bất khả kháng.
– Thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết.
Như vậy, từ những quy định trên để xác định có phải chịu trách nhiệm hay miễn trừ trách nhiệm đối với người gây ra tai nạn giao thông phải xác định yếu tố lỗi.
Với quy định trên xác định trường hợp tai nạn xảy ra có thiệt hại hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do yếu tố bất khả kháng hoặc do tình thế cấp thiết thì người gây tai nạn có thể được miễn trừ trách nhiệm.
Thứ hai, đối với trách nhiệm về hình sự:
Theo quy định hành vi gây tai nạn giao thông vi phạm pháp luật còn bị truy cứu trách nhiệm theo Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trên cơ sở quy định tại chương IV Bộ luật hình sự thì người gây tai nạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu do sự kiện bất ngờ hoặc do tình thế cấp thiết.
2. Hành vi gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 260
* Mức phạt áp dụng từ tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại như sau:
– Làm chết người.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
– Tài sản bị thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
* Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Không có giấy phép lái xe theo quy định.
– Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
– Gây hậu quả làm chết 02 người.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
– Tài sản bị thiệt hại từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
* Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Hậu quả làm chết 03 người trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
– Tài sản bị thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
* Áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Dừng xe, đỗ xe trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả sau:
– Hậu quả làm chết 03 người trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
– Tài sản bị thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Hành vi gây tai nạn giao thông gây thiệt hại chịu trách nhiệm dân sự như thế nào?
Theo quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Bộ luật dân sự năm 2015, khi có thiệt hại xảy ra phải chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại kịp thời và toàn bộ.
Khi xảy ra tai nạn giao thông, có thiệt hại xảy ra sẽ xét trên 02 trường hợp để xác định trách nhiệm bồi thường dân sự:
Một là, lỗi vi phạm do người điều khiển xe gây ra:
Bản chất của dân sự sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, hai bên có thể ngồi lại thương lượng với nhau mức bồi thường như thế nào. Nếu như trường hợp không thể thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì sẽ đưa ra pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, xác định mức bồi thường do tính mạng bị xâm phạm sẽ căn cứ trên cơ sở sau:
– Nếu như phải vào viện thực hiện cứu chữa thì phải chi trả cho những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
– Nếu như người chết có con dưới 18 tuổi đang phải nuôi dưỡng hoặc những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chi trả một khoản tiền cấp dưỡng.
– Các khoản thiệt hại khác nếu có.
Do đó, trường hợp này phía bên người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện là người dưới 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản để bồi thường thì người giám hộ (giám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ được cử) của những người này có thể sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường có thể bằng tài sản của người được giám hộ hoặc tài sản của người giám hộ.
Hai là, lỗi hoàn toàn thuộc về bên bị nạn:
Theo quy định người điều khiển xe là người sử dụng hoặc chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Do đó, trong trường hợp này người điều khiển xe sẽ không phải bồi thường dân sự cho người bị nạn.
Ba là, trường hợp lỗi hỗn hợp tức là lỗi của vụ tai nạn đều xuất phát từ cả hai phía thì khi đó trách nhiệm bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận và các bên phải cùng chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi của mình gây ra.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự 2015.
Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13.
Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.