Bên gây tai nạn (chủ và tài xế xe ben) phải bồi thường các khoản nào? Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường này và nếu người ta bồi thường không thỏa đáng thì em phải làm gì ?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào công ty Luật Dương Gia, xin công ty tư vấn giúp em vấn đề này. E có bố 65 tuổi bị tai nạn giao thông. Sự việc như sau: Trên đường đi đón cháu thì không may bị tai nạn, khi bố e đang đi cùng chiều với chiếc xe ben đang chở đá. Tại hiện trường khi công an đánh dấu chỗ va chạm cho thấy, tại đèn xi nhan trước bên phải chiếc xe ben quặc vào tay lái chiếc xe đạp điện của bố em và sau đó bố em ngã xuống chính bánh sau bên phải chiếc xe ben này làm bố em tử vong tại chỗ. Trước khi tai nạn xảy ra, bố là 1 đảng viên có danh hiệu 40 năm tuổi đảng, có tham gia hội cựu chiến binh. Bố, mẹ em sống phụ thuộc vào tiền lương thương binh và hưu chí của bố là 3triệu/tháng.
Vậy em xin hỏi và luật sư tư vấn những vấn đề như sau:
1, Bên gây tai nạn (chủ và tài xế xe ben) phải bồi thường các khoản (mai táng, cấp dưỡng cho mẹ nay 62 tuổi và thiệt hại về tinh thần) là bao nhiêu thì phù hợp?
2, Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường này và nếu người ta bồi thường không thỏa đáng thì em phải làm gì ?
3, Gia đình nhà em được hưởng những gì từ nhà nước?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Bạn không nói rõ theo kết luận của cảnh sát giao thông về vụ tai nạn giao thông này là do lỗi của ai. Nên chúng tôi xin đưa ra các căn cứ pháp lý sau để bạn tham khảo:
– Điều 623 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Như vậy nếu tai nạn xẩy ra hoàn toàn do lỗi của bố bạn hoặc trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì bên gây tai nạn không phải bồi thường. Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì bố bạn sẽ được hưởng một mức bồi thường căn cứ vào mức độ lỗi của các bên. Nếu không đồng ý với mức bồi thường thì gia đình bạn có thể khởi kiện ra
tòa án yêu cầu tòa án giải quyết.– Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
– Về mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 03/ 2006/ NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
>>> Luật sư
Thứ hai: Bạn không trình bày bố bạn là thương binh loại nào? Khả năng suy giảm lao động bao nhiên, nên bạn có thể tham khảo Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP.
– Điều 32. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết
“1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
đ) Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.
3. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này”.