Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe theo quy định Bộ luật dân sự 2015.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Tính mạng, sức khỏe không chỉ là vốn quý của mỗi con người mà còn là vốn quý của người thân, cộng đồng và xã hội. Bởi mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội không phải là những mối quan hệ biệt lập mà là những quan hệ biện chứng, ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người không chỉ đơn thuần là gây tổn thất cho chinh người đó mà còn gây những tác động xấu về tinh thần cũng như vật chất cho những người thân thích của người bị thiệt hại và xa hơn là những tác động xấu về mọi mặt đối với xã hội.
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền đối với tính mạng, sức khỏe của con người với tính cách là các quyền nhân thân liên quan đến cơ thể con người được ghi nhận tại Điều 32 “
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định được quy định tại Chương XXI “Bộ luật dân sự năm 2015” nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản và nhân thân của các thể nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của luật dân sự khi các lợi ích của các chủ thể đó bị xâm hại mà các bên trước đó không có sự ràng buộc với nhau bởi quan hệ hợp đồng hoặc tuy có ràng buộc với nhau bởi quan hệ hợp đồng nhưng các lợi ích bị xâm phạm không liên quan với nhau bởi quan hệ hợp đồng. Các lợi ích bị xâm phạm đó không chỉ bao gồm các lợi ích liên quan đến khía cạnh tài sản mà còn bao gồm cả các giá trị nhân thân nói chung và tính mạng, sức khỏe của con người nói riêng – các giá trị nhân thân cao nhất của mỗi con người, liên quan trực tiếp đến sự sống của con người.
Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định:
“- Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có các điều kiện:
– Có thiệt hại xảy ra;
– Có hành vi trái pháp luật;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
>>> Luật sư
– Có lỗi của người gây thiệt hại.
Bộ luật dân sự năm 2015 đã chỉ rõ ngay trong Điều luật khi xác định người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Vấn đề xác định “tài sản gây thiệt hại” thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là một điểm hoàn toàn mới của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thực tế đã chỉ ra không phải trong mọi trường hợp người bị thiệt hại hay người thân của người bị thiệt hại đều có điều kiện để chứng minh người gây thiệt hại cho mình có lỗi đối với thiệt hại xảy ra cho mình. Để khắc phục điều này pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã phát triển cao hơn bằng cách qui định một số trường hợp mà theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được xem xét mà không cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi hay không. Tuy nhiên, nên chăng sự phát triển của pháp luật về bồi thường thiệt hại cần có những bước đi mới đề xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
– Ở thời điểm thực hiện hành vi đó, hành vi mà người đó thực hiện không bị coi là hành vi trái pháp luật và cũng chưa gây thiệt hại cho người bị thiệt hại (trường hợp người tiêu dùng bị dùng hàng kém chất lượng, ô nhiễm môi trường) mà thiệt hại đó chỉ xảy ra sau một khoảng thời gian dài khi hành vi đó đã chấm dứt từ lâu (không còn thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại);
– Thiệt hại xảy ra đối với trường hợp nêu trên không chỉ đối với người trực tiếp tiếp nhận hành vi đó mà còn là thiệt hại đối với những người chịu tác động gián tiếp của hành vi đó (các thế hệ kế tiếp );
– Tổn thất về tinh thần đối với những người bị thiệt hại và người thân của họ trong hai trường hợp trên.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng con người là vốn quí và pháp luật bảo vệ quyền con người chính là thước đo của một xã hội văn minh, nhân đạo nhóm cho rằng việc xác định các điều kiện làm phát sinh quyền con người cần phải dựa trên cơ sở lợi ích của con người sao cho biện pháp pháp lý cần: đảm bảo tính công bằng trong xã hội và tính răn đe, giáo dục của biện pháp đó đối với chính người có hành vi gây thiệt hại cũng như cho xã hội; luôn duy trì mức bồi thường do xâm phạm tính mạng cao hơn mức bồi thường do xâm phạm sức khỏe; có sự phân biệt chi tiết các hình thức lỗi.