Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể theo quy định mới. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xác định mức bồi thường thiệt hại khi xâm phạm thi thể theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Trong quan hệ pháp luật dân sự, thi thể không chỉ là xác chết của cá nhân mà còn là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Thi thể là bất khả xâm phạm, thi thể của cá nhân phải được đảm bảo sự toàn vẹn. Khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho khách thể mà pháp luật bảo vệ thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra cho người khác.
1. Khái niệm về thi thể và xâm phạm thi thể
Định nghĩa về thi thể theo từ điển tiếng Việt (Informatk.uni – Leipzig.dc) thì: “Thi thể là xác của cá nhân khi chết”. Về mặt sinh học, thì thi thể là toàn bộ phần thân xác của một người kể từ thời điểm người đó chết – cái chết sinh học. Đó là khi toàn thể các yếu tố tự nhiên cấu thành thực thể đó đã không còn khả năng trao đổi chất về mặt sinh học dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 628
“1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Về cơ bản,
“1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, chưa có sự nhất quán trong việc phân định các khái niệm thi thể, mồ mả, hài cốt. Vì vây, cần làm rõ các khái niệm này nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm thi thể hay xâm phạm mồ mả hay xâm phạm hài cốt.
Xung quanh vấn đề này có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Có điểm quan điểm cho rằng
“ Thi thể là xác của cá nhân khi chưa được mai táng, điện táng hay chưa bị hóa thân dưới các hình thức khác hoặc đã được chôn cất, mai táng chưa bị phân hủy mà không dùng biện pháp hỏa táng, điện táng hay hóa thân dưới hình thức đốt xác. Tức là trước thời điểm bị xâm phạm, thi thể cá nhân vẫn đang ở trạng thái nguyên vẹn như khi cá nhân đó chết”.
Xác của cá nhân sau khi đã được mai táng mà còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy, chưa bị biến dạng thì hành vi xâm phạm làm biến dạng, làm ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của xác đó là hành vi xâm phạm thi thể. Người thực hiện hành vi đó phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể vì khách thể mà hành vi hướng tới là xác của người chết, còn mồ mả của người đó lúc này chỉ là vỏ bọc vật chất của thi thể chứ không phải là khách thể của hành vi xâm phạm.
Ví dụ: Hành vi chiếm đoạt bộ phận của thi thể, cụ thể là phần tay của thi thể của người bị sét đánh khi thi thể đã được chôn cất bằng cách đào mồ mả của người đó lên. Như vậy, mục đích của hành vi đó là chiếm đoạt phần tay của thi thể và hậu quả là thi thể không còn được nguyên vẹn như ban đầu.
Những người theo quan điểm này cho rằng căn cứ xác định hành vi xâm phạm thi thể dựa vào mục đích hành vi hướng tới và hậu quả của hành vi đó gây ra. Hành vi được xác định là xâm phạm thi thể nếu đối tượng của hành vi trái pháp luật hướng tới là thi thể, mục đích của hành vi nhằm chiếm đoạt hoặc phá hủy bộ phận của thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể cá nhân. Họ cho rằng không chỉ đối với thi thể chưa được chôn cất, mai táng mà cả đối với thi thể đã được chôn cất, mai táng dưới các hình thức mà chưa bị phân hủy, còn giữ nguyên dạng thi thể của cá nhân như khi cá nhân chết và bị người khác có hành vi xâm phạm, nếu mục đích hành vi hướng tới thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể thì phải xác định là xâm phạm thi thể chứ không phải xâm phạm mồ mả.
Trong trường hợp thi thể của cá nhân đã được chôn cất, mai táng mà không dùng biện pháp điện táng, hóa thân dưới hình thức đốt xác, xác còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy và bị người khác xâm phạm, thì hành vi này cần được xác định là xâm phạm mồ mả. Bởi lẽ, khách thể hành vi xâm phạm hướng tới có thể là xác của người chết nhưng đối tượng mà hành vi xâm phạm tác động trực tiếp trước tiên là mồ mả của người chết. Hơn nữa, sau khi đã được mai táng, xác của người chết đã được đặt tại vị trí cố định, thời điểm mồ mả – vỏ bọc vật chất của thi thể được hoàn thành là thời điểm xác của người chết được coi là một phần của mồ mả và hành vi xâm phạm đến xác người đã chết dù còn nguyên vẹn, chưa bị biến dạng cũng phải được coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Lúc này, bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến vị trí mai táng cũng như những xác, hài cốt, tro cốt bên trong đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả và phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
* Có hành vi trái pháp luật .
Thi thể của cá nhân có thể bị xâm phạm do hành vi cố ý hoặc vô ý của người khác. Việc xác định hành vi xâm phạm thi thể của cá nhân rất cần thiết trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm thi thể, hành vi nào không bị coi là hành vi xâm phạm thi thể, sự cần thiết phải làm rõ những yếu tố sau đây và mối liên hệ của hành vi này với các quan hệ khác có liên quan đến sự tác động đến thi thể của cá nhân.
Với tiêu chí, xác của cá nhân chưa được mai táng, hỏa táng, điện táng hoặc dưới hình thức mai táng khác, thì xác của cá nhân được xác định là thi thể của cá nhân đó. Tiêu chí này cũng đồng thời là cơ sở để xác định trong trường hợp xác của cá nhân đã được khâm niệm, nhưng chưa được mai táng, chưa được hóa thân dưới bất kỳ hình thức nào, thì vẫn là thi thể. Xác định hành vi xâm phạm thi thể:
– Hành vi xâm phạm thi thể là hành vi của cá nhân do lỗi cố ý hoặc vô ý mà xâm phạm đến thi thể của người khác.
– Tiêu chí để xác định hành vi xâm phạm thi thể được xác định theo mục đích thực hiện hành vi hoặc hậu quả do hành vi xâm phạm thi thể gây ra. Hành vi xâm phạm thi thể là hành vi của cá nhân hoặc nhiều cá nhân do cố ý xâm phạm đến tính toàn vẹn của cơ thể, đã dẫn đến hậu quả thi thể của cá nhân bị biến dạng, thiếu hụt các bộ phận tự nhiên vốn có của con người như: lấy một yếu tố hoặc nhiều yếu tố thuộc bộ phận cơ thể của người có thi thể và dẫn đến hậu quả là làm biến dạng tính toàn vẹn của cơ thể tự nhiên của con người. Hành vi xâm phạm thi thể do lỗi cố ý hoặc vô ý: người có hành vi xâm phạm đó đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc này được xác định theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người có hành vi gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đều phải bồi thường thiệt hại. Hành vi vi phạm thi thể trái với ý chí của người có thi thể khi còn sống: khi còn sống, cá nhân không thể hiện ý chí bằng văn bản hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học thì không có quyền lấy bộ phận cơ thể hoặc xác của người đó sau khi chết.
Lỗi vô ý xâm phạm đến thi thể của cá nhân có thể có trong trường hợp một cơ sở chữa bệnh xác định sai thời điểm cá nhân chết, nhưng thực chất cá nhân đó đã chết cho nên vẫn tiến hành phẫu thuật với mục đích điều trị cho người đó. Tuy nhiên, trên thực tế sự kiện này ít được phát hiện do chính mục đích điều trị bệnh chi phối, mà mọi người không quan tâm đến, bỏ sót trường hợp rất đặc biệt này.
* Có thiệt hại xảy ra: Cách xác định thiệt hại do xâm phạm thi thể
Trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, việc xác định thiệt hại không tuân theo các quy định chung về xác định thiệt hại tại các Điều 589, 590, 591 và 592
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể là việc yêu cầu chủ thể xâm phạm thi thể phải thực hiện nghĩa vụ bằng một khoản tiền nhất định. Khoản tiền đó là các chi phí mà những người thân thích của cá nhân đã chết bỏ ra để tìm kiếm bộ phận thi thể bị mất, khắc phục các thiệt hại. Cụ thể, ở đây có hai loại thiệt hại đó là:
– Thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm thi thể bao gồm các khoản tiền mà thân nhân của người có thi thể bị xâm phạm bỏ ra để tổ chức các hoạt động tìm kiếm bộ phận bị mất như thuê người, thuê các phương tiện, máy móc để phục vụ hoạt động tìm kiếm. Là chi phí thuê nơi bảo quản thi thể, tránh cho thi thể bị ảnh hưởng dưới tác động của yếu tố tự nhiên, chi phí khôi phục tình trạng nguyên trạng cho thi thể… và các thiệt hại vật chất hợp lý khác (chủ thể phải chứng minh).
– Thiệt hại về tinh thần, người có hành vi trái pháp luật xâm phạm thi thể ngoài các khoản bồi thường thiệt hại về vật chất ra còn phải bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có thi thể bị xâm phạm như cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi. Nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết sẽ được hưởng khoản tiền bồi thường tổn thất tinh thần này.
* Có mối quan hệ nhân hệ giữa hành vi xâm phạm thi thể và hậu quả xảy ra
Hành vi xâm phạm thi thể dẫn đến hậu quả là thay đổi về mặt cơ học của thi thể. Hành vi xâm phạm thi thể là hành vi trái pháp luật, dẫn đến hậu quả như đã phân tích ở trên. Những hành vi xâm phạm thi thể có thể là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp, thì người có hành vi đó phải bồi thường thiệt hại. Hậu quả thiệt hại của thi thể phải bồi thường thiệt hại. Hậu quả thiệt hại của thi thể bị xâm phạm không phải là thiệt hại về tài sản.
* Người phải bồi thường: người có hành vi trái pháp luật xâm phạm thi thể phải bồi thường khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người gây thiệt hại do xâm phạm thi thể có lỗi cố ý, thì không được giảm mức bồi thường. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể theo trách nhiệm liên đới, trong trường hợp nhiều người cùng gây ra, theo quy định tại Điều 587
* Người được bồi thường, bù đắp tổn thất tinh thần: là những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Khoản tiền này chỉ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng, nếu không có những người thừa kế tại hàng này, thì người xâm phạm thi thể không phải bồi thường khoản tiền này không thể chuyển cho người thừa kế tại hàng sau. Như vậy, khoản bù đắp về tinh thần này không phải là di sản thừa kế.
Cả Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều chưa quy định cụ thể trong việc xác định thiệt hại khi thi thể bị xâm phạm mà không thể khắc phục, hạn chế. Việc này cũng gây ra khó khăn trong việc áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể diễn ra trong thực tế. Nhằm tạo điều kiện cho việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể được tốt hơn, chúng ta phải xác định được khái niệm “thi thể”, “xâm phạm thi thể” và “hành vi xâm phạm thi thể” như đã nêu ở trên sẽ cũng giúp cán bộ tư pháp thuận tiện trong công việc và người dân cũng có thể tham khảo để tránh việc khởi kiện không có cơ sở.