Giải quyết quyền lợi của người lao động khi xảy ra tai nạn lao động. Công ty có phải bồi thường cho lao động khi có tai nạn xảy ra không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 15/10/2017, Khi đang làm việc, công ty X bị nổ bình ga khiến anh T bị thương nằm điều trị tại bệnh viện 3 tháng. Sau khi ra viện anh T được xác định bị suy giảm khả năng lao động 40%. Hỏi anh T sẽ được hưởng những quyền lợi gì theo pháp luật hiện hành.
Luật sư tư vấn:
Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ ích lao động 2015 quy định như sau:
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Trường hợp anh T đang làm việc thì công ty bị nổ bình gas khiến anh bị thương thì trường hợp của anh T là tai nạn lao động
Theo Điều 38
“1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
”
Theo đó, anh T sẽ được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định, trả tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời gian anh nghỉ việc để điều trị. Ngoài ra, anh T còn được nhận tiền bồi thường theo quy định tại Điều 145 “Bộ luật lao động năm 2019” như sau:
– Nếu anh T tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Nếu anh T thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà công ty X chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì anh T sẽ được công ty X trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Luật sư
– Nếu anh T bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và mức suy giảm khả năng lao động là 40% thì được công ty X bồi thường với mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
– Trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi của anh T thì anh T cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều 145 “Bộ luật lao động năm 2019”.
Vậy trong trường hợp này, anh T sẽ được trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị và tiền bồi thường tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ cho người bị tai nạn lao động
- 2 2. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- 3 3. Bồi thường tai nạn lao động có tính phụ cấp không?
- 4 4. Hưởng chế độ tai nạn lao động trên đường đi làm về
- 5 5. Hỏi về trường hợp bị tai nạn lao động
- 6 6. Bị tai nạn trên đường đi ăn giữa ca có được hưởng tai nạn lao động?
1. Chế độ cho người bị tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Người lao động được hưởng những chế độ như thế nào khi bị tai nạn lao động?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, người lao động khi bị tai nạn lao động thì chính họ và thân nhân của họ sẽ được hưởng các chế độ sau:
1. Doanh nghiệp trợ cấp:
– Thanh toán chi phí cấp cứu (phần không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả).
– Điều 145 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động mà không do lỗi của người đó, thì doanh nghiệp phải bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho thân nhân người lao động bị chết.
– Tiền trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 48 “Bộ luật lao động 2019” khi chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động chết theo khoản 6 điều 36 “Bộ luật lao động 2019”, nếu người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Bảo hiểm xã hội chi trả:
– Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: theo Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Thứ hai, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:
Theo Quyết định 01/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (Có hiệu lực ngày 01/04/2014) thì hồ sơ bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động
–
– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
– Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
+ Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).
– Trợ cấp tuất: Thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội. Thân nhân thuộc trường hợp được hưởng bao gồm:
+ Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà người mất vì tai nạn có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
2. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Điều 144 “Bộ luật lao động 2019” quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:
“1.Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.
Do đó, người lao động có quyền được hưởng bồi thường khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể, Điều 145 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.
Theo đó, Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định: về thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp như sau:
– Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
– Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định.
3. Bồi thường tai nạn lao động có tính phụ cấp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vào công ty làm việc được 8 năm, nay tôi bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động là 35%. Lương của tôi thời điểm mới ký hợp đồng là 2.500.000 đồng, đến nay mức lương của tôi là 7.000.000 đồng có cả phụ cấp lương cho tôi, vì tôi là lái xe. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu mà tôi được bồi thường tai nạn lao động thì tôi được trả mức lương nào? Phụ cấp có được tính vào không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó khi tính mức bồi thường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT – BLĐTBXH
Mức bồi thường là mức lương trên hợp đồng lao động, tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Cụ thể đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo công việc, chức danh và phụ cấp lương (nếu có);
Như vậy, phụ cấp lương được tính vào tổng tiền lương trên hợp đồng khi bồi thường cho người lao động nếu trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận khác so với quy định của pháp luật (Ví dụ: hai bên tiến hành thỏa thuận, tiền lương làm căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội là khoản được thỏa thuận trên hợp đồng lao động. Trong khi thực chất, bên ngoài họ vẫn có phụ cấp)…
4. Hưởng chế độ tai nạn lao động trên đường đi làm về
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Chị tôi là nhân viên biên chế của kho bạc được hơn 6 năm. Ngày 9/6/2015 chị tôi lái xe đi làm thì bị ngã xe và bị chấn thương sọ não. Gia đình tôi đưa đi chữa trị khắp nơi. Hiện chị còn bị liệt nửa người và không nói chuyện được. Xin Luật sư cho hỏi trường hợp của chị tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Hiện ba tôi có viết đơn xin công an xã xác nhận tai nạn xảy ra. Tuy nhiên biên bản tai nạn giao thông thì không được công an làm vì họ nói vấn đề này là tự do lỗi của chị tôi, không biết đúng không? Xin chân thành cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 39 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Như vậy, chị bạn trên đường đi làm thì bị tai nạn, đây được xác định là tai nạn lao động, chị bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:
– Chủ sử dụng lao động thanh toán chi phí cấp cứu (phần không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả).
– Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, căn cứ tại Điều 145 “
Nếu người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm xã hội thì bên phía Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp chế độ tại nạn lao động.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động theo Quyết định 01/QĐ-BHXH về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động
– Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.
– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
– Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
+ Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).
– Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.
Như vậy, bên phía cơ quan công an họ không làm biên bản tai nạn giao thông là không đúng theo quy định của pháp luật. Chỉ cần xác định đây là tai nạn trên tuyến đường đi về nơi làm việc thì chị của bạn hoàn toàn có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động. Bạn có thể yêu cầu phía cơ quan công an lập biên bản tai nạn giao thông và in thành bản sao hoặc xin cấp bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Người lao động chuẩn bị hồ sơ gửi lên phía người sử dụng lao động để người sử dụng lao động hoàn thiện và chuyển đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết chế độ.
5. Hỏi về trường hợp bị tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Trường hợp của tôi có được tính tai nạn lao động hay không? Tôi là công nhân sản xuất của công ty 100% vốn nước ngoài Nhật Bản. Công việc của tôi làm hóa chất. Trong lúc làm việc có biểu hiện chóng mặt, chân tay bủn rủn và mất sức dần. Khi công việc kết thúc tôi trở về nhà bằng xe của công ty đưa đón. Khi tới bến xe tôi có biểu hiện nôn mửa và ngất được đưa cấp cứu. Tôi phải nằm viện 4 ngày để điều trị. Đến nay tôi nhận sự thông báo từ trưởng phòng của công ty cho rằng công ty không có trách nhiệm gì vấn đề của tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 142 “Bộ luật lao động 2019”: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng như sau:
– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
– Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
– Tai nạn lao động được phân loại như sau:
+ Tai nạn lao động chết người;
+ Tai nạn lao động nặng;
+ Tai nạn lao động nhẹ.
– Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.
Bạn có các biểu hiện như chóng mặt, chân tay bủn rủn và mất sức dần có thể đây là do vấn đề vệ sinh thực phẩm, bệnh tật không liên quan đến môi trường làm việc… thì không được coi là tai nạn lao động.
Nếu bạn chứng minh được việc chóng mặt, chân tay bủn rủn là do bị ảnh hưởng khi làm việc tại tại công ty do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thì có thể coi đây là tai nạn lao động.
6. Bị tai nạn trên đường đi ăn giữa ca có được hưởng tai nạn lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em làm kỹ thuật trong công ty sản xuất sản phẩm nội thất tại Biên Hòa, vì tính chất công việc nên phải đi công tác lắp ráp hàng hóa cho khách hàng. vào ngày 21/11/2016 công ty có sắp xếp đi công tác tại Tây Ninh, do công trình hàng lớn và đường xa nên công ty có yêu cầu phải ở lại qua đêm tại công trình để hoàn thành mới về. Sau khi làm việc xong vào tối 18h bạn em cùng một đồng nghiệp khác đi ăn cơm và không may bị tai nạn.
Bạn em bị thương ở phần chân được người dân ở gần đó đưa đi cấp cứu, còn bạn đồng nghiệp còn lại chỉ bị trầy xước nhẹ, nhưng còn tài sản là chiếc xe máy của bạn em do va đập mạnh bị bể hết một mặt. Về phần bạn em khi vào phòng cấp cứu thì có thẻ bảo hiểm y tế đúng tuyến. sau khi về công ty bạn e có nộp lại hết các phiếu khám chữa bệnh trong thời gian bị tai nạn và phí sữa chữa xe. Sau một thời gian công ty có kêu bạn em lên nói chuyện và thanh toán cho bạn em số tiền sửa xe là 3,000,000 (ba triệu đồng Việt Nam) trong khi đó số tiền sửa xe là khoảng 4,600,000.
Ngoài ra bạn em chị được công ty trả cho số tiền nghỉ hưởng bảo hiểm là khoảng 650,000. ngoài ra không còn các khoảng khác. (bạn em có được công ty mua cho phần bảo hiểm tai nạn). Khi bạn e cấp cứu phần chi phí phải trả cho cấp cứu bạn em tự trả trước hết và có hóa đơn thanh toán mang về đưa công ty. Trong khi các công nhân khác bị tai nạn công ty chi trả hết 100% tiền thuốc, còn bạn em phải tự thanh toán. Khi bạn em thì phía công ty trả lời là có bảo hiểm y tế rồi.
Vậy Luật sư cho em hỏi công ty bồi thường cho bạn em như vậy có thỏa đáng không? Ngoài vấn đề đó ra sau khi tại nạn bạn e có dư chứng của vụ tai nạn là đau lưng, và dấu hiệu của lao lực. Nên trong thời gian quay lại làm việc thì hay xin nghỉ phép. Thời gian gần đây người quản lý có kêu bạn em lên hỏi chuyện và nói bạn em nếu không muốn làm thì làm đơn thôi việc quản lý ký. Luật sư cho e hỏi người quản lý này hỏi vậy có đúng theo quy định không? có phải có dấu hiệu ép người lao động tự thôi việc không?
P/S: Khi bạn em bị tai nạn do chạy máu nhiều, người gây tai nạn bỏ chảy đồng thời mưa lớn nên không có xác nhận của công an giao thông?
Luật sư tư vấn:
Vấn đề thứ nhất: Trường hợp của bạn có phải là tai nạn lao động không?
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 45/2013/NĐ-CP về tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng:
“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở“.
=> Như vậy, trường hợp của bạn là tai nạn xảy ra trong thời gian “ăn giữa ca”, đây là khoảng thời gian vẫn nằm trong sự quản lý của doanh nghiệp, và tai nạn này đã gây tổn hại cho phần chân – bộ phận cơ thể người lao động – ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Theo đó, khẳng định – Đây là tai nạn lao động.
Vấn đề thứ hai: Trách nhiệm của Doanh nghiệp khi Người lao động bị tai nạn lao động
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Và trách nhiệm của người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện theo quy định tại Điều 144, 145 “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
…”.
Luật sư
=> Như vậy, Công ty phải có trách nhiệm:
1. Thanh toán toàn bộ chi phí viện phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động.
2. Trả 100% lương cho người lao động trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động nếu bạn có thương tật từ 5% trở lên còn có thể được công ty bồi thường tương ứng với mức chi trả của bảo hiểm xã hội với chế độ tai nạn lao động nếu bạn không đóng bảo hiểm xã hội.
Việc công ty bạn có chi trả bồi thường thỏa đáng hay không thì trước hết cần xem xét toàn bộ chi phí khám chữa bệnh của bạn là bao nhiêu, ngoài những gì bảo hiểm y tế đã chi trả thì công ty bạn phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí còn lại.
Việc người quản lý có dấu hiệu ép người lao động thôi việc hay không thì chưa có căn cứ vì việc nghỉ hay không là tùy thuộc vào bạn, nếu công ty không đảm bảo quyền lợi cho bạn thì bạn có thể khiếu nại trực tiếp tới công ty hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền (Sở lao động thương binh xã hội hoặc Tòa án nhân dân nơi công ty đặt trụ sở) can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
Vấn đề thứ ba: Về hồ sơ, thủ tục xin hưởng chế độ tai nạn lao động:
Theo quy định tại Điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
“Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
=> Vậy có thể nói việc bạn bị tai nạn sẽ được xác nhận là tai nạn lao động, việc có biên bản ghi nhận của cơ quan công an theo hồ sơ hưởng chế độ tai nạn không yêu cầu phải có. Tuy nhiên, để quyền lợi được đảm bảo hơn, bạn nên trực tiếp xin hướng dẫn bằng văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty tham gia cho bạn để chuẩn bị hồ sơ chu toàn nhất cho mình.