Bảo vệ bí mật kinh doanh là vấn đề nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Vậy bồi thường khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh:
Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh là thỏa thuận trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Bởi trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, người lao động sẽ được biết đến các bí mật và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về việc bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Người lao động phải cam kết, không tiết lộ bí mật kinh doanh của bên người sử dụng lao động ra bên ngoài. Thông thường chỉ những người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh sẽ có trách nhiệm bảo mật thông tin bí mật kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH, việc thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh phải được thể hiện thông quan văn bản (hai bên có thể thỏa thuận trong
Nội dung
– Danh mục bí mật kinh doanh cần bảo mật;
– Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh của người lao động;
– Thời hạn người lao động có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh;
– Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh;
– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
– Thỏa thuận về cách xử lý, phương án bồi thường khi người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh;
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại, nếu người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh. Việc bồi thường được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên khi ký kết văn bản thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh.
Như vậy, thỏa thuận về phương án bồi thường trong trường hợp vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh là một trong những nội dung, pháp luật quy định bắt buộc phải có trong văn bản thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh. Theo đó, khi có hành vi vi phạm, các bên sẽ thực hiện bồi thường dựa trên nội dung thỏa thuận ký kết bằng văn bản.
2. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh:
Việc xử lý bồi thường do vi phạm nghĩa vụ, thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh phải được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động xử lý bồi thường theo trình tự, thủ tục như sau:
– Trường hợp phát hiện vi phạm khi người lao động đang trong thời hạn thực hiện
+ Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc;
+ Tổ chức họp xử lý bồi thường thiệt hại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp. Khi nhận được thông báo, các thành phần tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
+ Mở cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo: Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, được thông qua trước khi kết thúc và có chữ ký của những người tham dự.
+ Ban hành quyết định xử lý bồi thường thiệt hại trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi vi phạm.
– Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trình tự xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự hoặc luật sở hữu trí tuệ và luật khác có liên quan.
3. Xử phạt đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh:
Thứ nhất, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Ngoài việc bồi thường khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, người lao động có thể bị bên người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải (theo quy định tại khoản 2 Điều 125
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định tại Điều 16, Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh: Trường hợp cá nhân có hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Đối với tổ chức khi có hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng.
Như vậy, trường hợp người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh mà chưa được sự cho phép của phía doanh nghiệp, vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng.
4. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 84 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Những thông tin kinh doanh, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
– Khi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh những lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị bộc lộ ra bên ngoài và không dễ dàng tiếp cận được.
5. Ý nghĩa của việc bảo vệ bí mật kinh doanh:
Bí mật kinh doanh là tài sản của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, tạo ra những lợi thế hơn cho doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Do đó, việc bảo vệ bí mật kinh doanh có ý nhĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bao gồm:
– Phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với nhiều chiến lược và bí mật riêng, tạo nên những ưu điểm nổi bật trên thị trường.
– Bảo vệ sự độc quyền cho doanh nghiệp: Bảo mật thông tin về sản phẩm, quy trình sản xuất, chiến lược kinh doanh giúp đảm bảo rằng công ty giữ được sự độc quyền trong ngành của mình, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc sử dụng thông tin của doanh nghiệp mình.
– Bảo vệ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Bảo vệ bí mật kinh doanh giúp doanh nghiệp bảo vệ các chiến lược và kế hoạch dài hạn của mình khỏi sự sao chép. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và tránh được sự đánh giá và làm theo của đối thủ.
– Tạo dựng danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp: Việc bảo vệ bí mật kinh doanh giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành tựu, được mọi người biết đến với những đặc điểm riêng, góp phần gây dựng uy tín riêng cho dooanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về nội dung của hợp đồng lao động, ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2020;
– Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.