Để đảm bảo an toàn trong giao thông đường bộ, đối với đơn vị thi công khi thực hiện thi công công trình nào đó phải tuân thủ đúng giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và có biện pháp bố trí báo hiệu, rào chắn tại nơi thi công đó. Vậy trường hợp khi thi công nếu không đặt biển báo gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thi công công trình trên đường bộ đang khai thác:
Căn cứ Điều 47 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ quy định về việc thi công công trình trên đường bộ như sau:
- Chỉ được phép tiến hành thi công trên đường bộ đang khai thác khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ, thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép đó.
- Đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trong quá trình thi công.
- Đối với trường hợp thi công công trình trên đường đô thị thì phải tuân thủ:
+ Đảm bảo có phương án thi công.,
+ Thời gian thi công đảm bảo thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông.
+ Chỉ được phép đào đường để sửa chữa công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật dọc theo đường hoặc ngang qua đường, tuy nhiên phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường bộ.
+ Phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công xong.
+ Phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ đối với công trình ngầm.
Do đó, việc thi công của đơn vị thi công phải tuân thủ các quy định trên, trong đó đảm bảo phải bố trí các biển báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công để nhận biết.
2. Bồi thường khi thi công không đặt biển báo gây thiệt hại:
Căn cứ khoản 4 Điều 47 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ quy định đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt, an toàn theo quy định nếu như để tình trạng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định.
Việc xác định mức bồi thường sẽ căn cứ trên cơ sở sau:
– Nếu như phải vào viện thực hiện cứu chữa thì phải chi trả cho những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Nếu như người chết có con dưới 18 tuổi đang phải nuôi dưỡng hoặc những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chi trả một khoản tiền cấp dưỡng;
– Thêm vào đó, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại;
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
– Nếu không thỏa thuận được thì mức đền bù tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
– Các khoản thiệt hại khác nếu có theo quy định.
3. Các chế tài xử lý đối với hành vi thi công không đặt biển báo gây thiệt hại:
Thứ nhất, bị xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định | – Đối với cá nhân: 250.000 đồng đến 500.000 đồng – Đối với tổ chức: từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong | – Đối với cá nhân: phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng – Đối với tổ chức: phạt từ 2 triệu đồng đến 6 triệu đồng |
Khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công mà không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông | |
Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông | |
Khi thi công xong không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ | |
Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi công nhưng đã hết thời hạn ghi trong Giấy phép hoặc có | – Đối với cá nhân: phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng – Đối với tổ chức: phạt từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Tiến hành thi công trên đường bộ đang khai thác không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng | |
Thi công trên đường bộ đang khai thác có bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn nhưng không đầy đủ theo quy định; không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công | – Đối với cá nhân: phạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng – Đối với tổ chức: phạt từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng |
Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có Giấy phép thi công hoặc không có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định | |
Thi công công trình trên đường đô thị không thực hiện theo phương án thi công hoặc thời gian quy định | – Đối với cá nhân: phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng – Đối với tổ chức: phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
Thi công trên đường bộ đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông | |
Thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn |
(căn cứ Điều 13 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
Thứ hai, tùy vào tính chất mức độ của hành vi và hậu quả gây ra, cá nhân, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 261 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như dưới đây:
(1) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: khi có hành vi:
- Đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ.
- Đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ.
- Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác.
- Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách.
- Sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác.
và gây ra hậu quả sau:
- Làm chết người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
(2) Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Hậu quả làm chết 02 người.
- Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm.
- Hậu quả là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
- Gây hậu quả thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
(3) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Hậu quả làm chết 03 người trở lên.
- Gây hậu quả thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
THAM KHẢO THÊM: