Tình trạng đơn vị thi công đường khiến cho các hộ dân xung quanh công trường thi công bị nứt lún diễn ra khá nhiều. Vậy bồi thường khi nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường khi nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường:
Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người đã được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây ra thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để cho nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường. Theo đó, khi đơn vị thi công đường làm nhà của người dân bị nứt lún thì người được giao quản lý trong việc thi công đường phải phải bồi thường thiệt hại cho những chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra và những người thi công có lỗi trong việc để nhà của người dân bị nứt lún do hoạt động thi công đường thì phải liên đới bồi thường. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do đơn vị thi công đường khiến nhà bị nứt lún được thực hiện như sau:
– Thiệt hại thực tế (nhà bị nứt lún) phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên (chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường và người được giao quản lý trong việc thi công đường) có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường,... Trong đó:
+ Thiệt hại thực tế là thiệt hại đã xảy ra được tính thành tiền tại thời điểm chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường và người được giao quản lý trong việc thi công đường giải quyết bồi thường. Thiệt hại phát sinh sau thời điểm chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường và người được giao quản lý trong việc thi công đường giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường.
+ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ là tất cả những thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường.
+ Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời là thiệt hại mà người được giao quản lý trong việc thi công đường phải bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (người được giao quản lý trong việc thi công đường) có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường cho chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường không còn phù hợp với thực tế thì bên chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường hoặc bên người được giao quản lý trong việc thi công đường có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu như thiệt hại xảy ra (nhà bị nứt lún) do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
2. Các khoản bồi thường khi nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường:
Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, theo Điều này thì các khoản bồi thường khi nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường bao gồm các khoản sau:
– Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng (nhà bị nứt lún);
– Các lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
– Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
– Các thiệt hại khác do luật quy định.
Cụ thể như sau:
2.1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng:
Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng (nhà bị nứt lún) căn cứ vào thỏa thuận của các bên (chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường và người được giao quản lý trong việc thi công đường), trường hợp không thỏa thuận được thì xác định thiệt hại như sau:
– Xác định thiệt hại đối với nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường căn cứ vào giá thị trường của nhà, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
– Chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường trước khi bị nứt lún do đơn vị thi công đường theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại; nếu nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của nhà, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
2.2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút:
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường là hoa lợi, lợi tức mà chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường đang hoặc sẽ thu được nếu nhà không bị nứt lún do hoạt động thi công đường. Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường đang thu, nếu chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do hoạt động thi công đường chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình của 01 tháng của chính tài sản cùng loại hoặc tài sản mà có cùng những tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng ở ngay tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định các thiệt hại.
2.3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại:
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường là những chi phí thực tế, cần thiết tại thời điểm chi để nhà không bị nứt lún thêm do đơn vị thi công đường trong điều kiện bình thường; sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường.
3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường khi nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết về vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó mà kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, Điều này quy định là thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể bắt đầu từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường có quyền khởi kiện người được giao quản lý trong việc thi công đường phải phải bồi thường thiệt hại cho cho mình khi đơn vị thi công đường gây ra tình trạng nhà bị nứt lún nếu các bên không thỏa thuận được về các khoản bồi thường trong 03 năm, kể từ ngày chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:
– Việc bồi thường thiệt hại khi đơn vị thi công đường gây ra tình trạng nhà bị nứt lún phát sinh trước hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 (ngày Bộ luật Dân sự 2015 bắt đầu đã có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đơn vị thi công đường gây ra tình trạng nhà bị nứt lún đều là 03 năm, kể từ ngày chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Thời điểm chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Trường hợp chủ sở hữu của nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra (nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường gây ra) thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.