Bồi thường là một trong những quyền lợi mà người dân được hưởng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi. Vậy nếu như trên đất có trụ điện thì bồi thường sẽ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường khi có trụ điện trên đất nhà mình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của
– Nhà ở và các công trình phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân sẽ không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn dây điện cao áp trên không khi có mức điện cao áp đến 220 kV thì sẽ được bồi thường và hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của các chủ thể đó. Quá trình bồi thường và hỗ trợ theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện 01 lần cụ thể như sau:
+ Nhà ở và các công trình phục vụ cho hoạt động sinh hoạt có một phần hoặc có toàn bộ phần diện tích nằm trong các khu vực thuộc hành lang an toàn bảo vệ đường dây điện cao áp trên không, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng trên đất đắp ứng đầy đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật trước giai đoạn ngày có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì sẽ được bồi thường và hỗ trợ phần diện tích trong phạm vi hành lang an toàn bảo vệ đường dây điện cao áp trên không đó theo quy định của pháp luật;
+ Mức bồi thường và mức hỗ trợ cụ thể sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quy định cụ thể;
+ Trong trường hợp nhà ở và các công trình phục vụ cho hoạt động xây dựng trên đất không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và hỗ trợ giữa trên cơ sở điều kiện thực tế của từng địa phương nhất định.
– Nhà ở và các công trình phục vụ cho hoạt động sinh hoạt được xây dựng trước thời điểm có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được xử lý theo các hình thức như sau:
+ Nếu như nhà ở và các công trình đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể xây dựng nhà ở và công trình có người sinh sống, có người làm việc bên trong được tồn tại trong các khu vực được xác định là khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không với điện áp lên đến 220 kV thì những đối tượng được xác định là chủ đầu tư điện đối cao áp sẽ phải gánh chịu kinh phí và thực hiện hoạt động cải tạo nhằm mục đích đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó theo quy định của pháp luật, có nghĩa là khi muốn xây dựng nhà ở và các công trình tồn tại thì cần phải bỏ tiền để có thể cải tạo theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp phá dỡ một phần hoặc phá vỡ phần còn lại vẫn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật theo quy định của pháp luật về dân sự và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để có thể tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không lấy đến 220 kV thì những đối tượng được xác định là chủ đầu tư của lưới điện cao áp sẽ phải có trách nhiệm chi trả và bồi thường phần giá trị của nhà và công trình bị phá vỡ theo quy định của pháp luật, và bồi thường các khoản chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà và công trình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng của nhà và công trình trước khi bị phá vỡ, hoặc bồi thường di rời nhà ở công trình theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Trong trường hợp nhà ở và công trình không thể cải tạo được để có thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện được phép tồn tại trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không với điện áp lên đến 220 kV mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì những đối tượng được xác định là chủ sở hữu nhà ở công trình sẽ được bồi thường và hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi cơ quan nhà nước thu hồi đất.
2. Trên đất có cột điện thì có được di dời hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, người sử dụng đất sẽ được quyền sử dụng không gian và sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng được xác định từ ranh giới của các bất động sản phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của những người khác trái quy định của pháp luật, người sử dụng đất sẽ chỉ được phép trồng cây và làm các công việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và theo ranh giới đã được xác định từ trước, nếu như rễ cây và cành cây vượt ngoài ranh giới đó thì sẽ phải cắt tỉa phần vượt quá, chưa trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 56 của
– Trong trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo vệ an toàn công trình hoặc trong trường hợp hoạt động của các công trình có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng đất, thì cơ quan nhà nước có chức năng quản lý đối với các công trình đó cần phải tiến hành hoạt động thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu như phải thu hồi đất để có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân thì cần phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi sẽ được bồi thường, được hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đã có từ trước khi hành lang an toàn công trình được công bố, tái định cư theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo vệ an toàn công trình từ những đối tượng được xác định là chủ công trình và người sử dụng đất hợp pháp sẽ phải có biện pháp khắc phục hiệu quả sao cho kịp thời. Chủ công trình sẽ phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ đối với việc khắc phục hậu quả đó, nếu như các đối tượng trên không khắc phục được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất và người có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, sẽ được hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp người sử dụng đất không thuộc những trường hợp nêu trên thì người đang sử dụng đất thuộc hành lang an toàn bảo vệ công trình công cộng sẽ được tiếp tục sử dụng đất đó sao cho phù hợp với mục đích đã được xác định từ trước và phải tuân thủ theo các quy định về bảo vệ an toàn công trình;
– Đất trong phạm vi hành lang an toàn công trình sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật trong trường hợp đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai, loại trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất và quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được phép sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp cột điện đã có từ trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc có từ khi chưa được cấp nhưng đắp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì đây là thuộc trường hợp người đang sử dụng đất trong phạm vi hành lang an toàn công trình điện, khi đó thì họ sẽ được tiếp tục sử dụng đất phù hợp với đúng mục đích mà đã được xác định từ trước, và cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp này sẽ không được bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc di dời cột điện có thể làm đơn để gửi tới cơ quan điện lực chủ quản và cơ quan có thẩm quyền khác để có thể xem xét và yêu cầu này. Sau khi tiến hành hoạt động khảo sát thực tế ta nhận thấy quá trình di dời cột điện là cần thiết để đảm bảo cho đời sống của người dân được an toàn và có thể di dời ra khỏi thửa đất đó thì sẽ tiến hành hoạt động di dời, chi phí di dời sẽ do những đối tượng được xác định là người chủ đất chi trả trên thực tế. Trong trường hợp có điện đó sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc chưa được cấp nhưng đáp ứng được đầy đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai thì chủ đất có quyền yêu cầu đề nghị cơ quan điện lực di dời cột điện ra khỏi phần đất đang có chỗ điện mà không bị mất phí di dời.
3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ để xây dựng công trình điện lực:
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định 51/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện, có quy định cụ thể về vấn đề thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ để có thể xây dựng công trình điện lực. Theo đó thì có thể nói, quá trình thu hồi và bồi thường, quá trình hỗ trợ đối với tài sản và đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật bị thiệt hại do phải giải tỏa thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. Theo đó thì có thể thấy:
– Điều kiện để được bồi thường về đất được quy định cụ thể như sau: phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn được gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng), hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
– Hình thức bồi thường: bồi thường bằng tiền, ngoài ra nếu cơ quan nhà nước có thùng quyền thu hồi đất thì sẽ được bồi thường bằng đất, bồi thường bằng nhà ở nếu không còn đất ở, nhà ở nào khác trong phạm vi địa bàn xã/phường đó, chưa trường hợp muốn bồi thường bằng tiền;
– Mức bồi thường: sẽ được tính theo giá đất cụ thể do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc theo thỏa thuận giữa những người sử dụng đất và các doanh nghiệp nếu như công trình điện lực đó do tư nhân đầu tư và thực hiện, tức là không phải do nhà nước thu hồi đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện lực;
– Nghị định 51/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
–