Vận chuyển hàng hóa là hoạt động thương mại, diễn ra thường xuyên trong thực tiễn. Khi tham gia thực hiện hoạt động này, có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra, một trong số đó là hư hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Dưới đây là bài phân tích về việc bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về các nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong các giao dịch, quan hệ dân sự. Theo đó, khi xảy ra các vấn đề liên quan đến tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa, các bên cần phải chịu trách nhiệm bồi thường theo các nguyên tắc cụ thể như sau:
– Các bên phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại xảy ra trong thực tế. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
– Trong trường hợp không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình, cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường.
– Đối với trường hợp khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường.
Trên đây là một số nguyên tắc bồi thường tổn thất, thiệt hại theo quy định của pháp luật. Các nguyên tắc mà Nhà nước đề ra đều hướng đến mục tiêu chung nhất là giải quyết một cách rõ ràng và ổn thỏa nhất; bảo đảm một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
2. Bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa:
Bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa là việc các cá nhân, tổ chức trong một quan hệ dân sự (thương mại bất kỳ) phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất, hư hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho bên còn lại. Thực tế, trong hoạt động thương mại dịch vụ, có rất nhiều rủi ro phát sinh xảy ra, một trong số đó là việc hư hại, tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Những tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi về kinh tế của các chủ thể trực tiếp tham gia trong giao dịch.
Việc bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa giúp cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện khắc phục, đền bù những hư hại về hàng hóa. Đây được xem là phương thức thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của các bên trong giao dịch. Bởi lẽ, khi xác lập một quan hệ, giao dịch dân sự (thương mại) bất kỳ, các bên sẽ giao kết, thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc thống nhất thực hiện giao dịch, quyền và nghĩa vụ của các bên khi có tranh chấp phát sinh xảy ra. Sự thỏa thuận này được xem là cơ sở, căn cứ xác thực nhất để xác lập trách nhiệm của các bên. Khi có các rủi ro phát sinh xảy ra, đây cũng được xem là cơ sở để giải quyết vấn đề, quy chụp trách nhiệm của một trong các bên. Đồng thời, trong
Pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định cụ thể về cách thức giải quyết bồi thường khi có tổn thất, hư hại xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Song, những quy định này chỉ mang tính chất điều chỉnh chung nhất, chứ không đi sâu vào căn cứ từng vấn đề. Mà trong thực tiễn, luôn luôn tồn tại những trường hợp phát sinh mang tính chất đa dạng, đôi khi sự quy chiếu của các điều luật không đảm bảo bảo vệ toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy, pháp luật luôn ưu tiên tôn trọng sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao kết một quan hệ, hoạt động thương mại bất kỳ. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, sự thỏa thuận đó chính là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, đưa ra phương hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất.
Khi thực hiện bồi thường tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa, các bên cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 (đã được phân tích ở phần mục trên).
Bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa chính là việc các bên chịu trách nhiệm với nhau về quyền lợi của và nghĩa vụ. Khi thực hiện bồi thường các tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa, ý nghĩa của các giao dịch dân sự (thương mại) được bảo đảm như sau:
– Các bên sẽ có ý thức thực hiện một cách nghiêm chỉnh các điều khoản đã được thỏa thuận trong giao dịch.
– Khi phát sinh những rủi ro, hư hại hàng hóa, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là cơ sở, căn cứ để bảo vệ một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
– Bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa giúp hoạt động quản lý xã hội của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời, cán cân điều chỉnh thị trường hàng hóa cũng được cân bằng.
3. Cách giải quyết tranh chấp về bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa:
– Điều 541 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm trong việc bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa của các bên như sau:
+ Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng. Tức ở đây, trong trường hợp tài sản bị mất mát, tổn thất, hư hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa, bên vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại cho bên thuê vận chuyển. Quy định về trách nhiệm này giúp bên vận chuyển ý thức được trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ hàng hóa trong hoạt động vận chuyển. Đồng thời, đây được xem là căn nguyên giải quyết, quy chụp trách nhiệm chung nhất đối với các trường hợp phát sinh rủi ro thông thường khi vận chuyển hàng hóa.
+ Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. Đối với các trường hợp phát sinh rủi ro do bên thuê vận chuyển hàng hóa không áp dụng biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn đối với hàng hóa có tính chất nguy hiểm, độc hại, thì bên thuê vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định đảm bảo tính công bằng trong việc áp dụng giải quyết, quy chụp trách nhiệm của các bên. Bởi lẽ, có rất nhiều trường hợp phát sinh những rủi ro, thiệt hại về hàng hóa, mà lỗi là do việc đóng gói, bảo quản hàng hóa không được đảm bảo. Nếu quy chụp toàn bộ trách nhiệm cho bên vận chuyển, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vận chuyển (Điều này không đảm bảo tính công bằng).
+ Đối với các trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tức ở đây, nếu việc hư hại, hỏng hóc hàng hóa xảy ra do lỗi khách quan, không thuộc lỗi chủ quan của người vận chuyển hàng hóa, thì đối tượng này sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Cách giải quyết tranh chấp về bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa bao gồm:
+ Giải quyết tranh chấp về bồi thường khi có tổn thất, hư hại trong vận chuyển hàng hóa bằng hình thức thương lượng. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp mà tại đó, các bên sẽ thương lượng về hình thức giải quyết tranh chấp mà không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan Nhà nước hay tổ chức khác nào.
+ Biện pháp hòa giải: Các bên sẽ cùng nhau bàn bạc, thống nhất về phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thống nhất, tự nguyện chung nhất.
+ Giải quyết bằng trọng tài: Các bên xảy ra tranh chấp sẽ thống nhất với nhau về việc nhờ đến sự can thiệp của Trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
+ Khởi kiện ra Tòa: Nếu áp dụng các phương thức giải quyết trên mà không thành, các bên sẽ hướng đến việc khởi kiện nhau ra Tòa, nhờ Tòa án can thiệp giải quyết.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.