Tôi có đi điều trị nám da mặt tại một bệnh viện tư nhân, về nguyên tắc khi điều trị, bác sĩ cần cho tôi đeo kính, tuy nhiên tôi đã không được đeo kính dẫn đến bị thương ở mắt.
Tóm tắt câu hỏi:
Thân chào luật sư!
Trường hợp của tôi như sau, rất mong sự tư vấn từ luật sư: Tôi có đi điều trị nám da mặt tại một bệnh viện tư nhân, về nguyên tắc khi điều trị, bác sĩ cần cho tôi đeo kính, tuy nhiên tôi đã không được đeo kính dẫn đến bị thương ở mắt.
Họ có bồi thường cho tôi 3 tháng tiền lương tôi không đi làm là 20 triệu, đồng thời họ yêu cầu tôi viết 1 một cam kết không khiếu nại sự việc này và tôi đã viết. Tuy nhiên, sau 3 tháng điều trị tại Bệnh viện mắt Trung ương với chi phí điều trị là 10 triệu đồng mà không khỏi. Sau 3 tháng tôi có đi làm, nhưng vì mắt đau nên tôi chỉ đi làm được rất ít nên lương của tôi bị ảnh hưởng. Vậy xin luật sự cho biết tôi có thể yêu cầu họ bồi thường thêm để chữa trị khỏi mắt cho tôi không?
Luật sư tư vấn:
Chào bạn! Sau đây
Mục lục bài viết
Theo như trình bày thì trường hợp của bạn là sức khỏe bị xâm phạm. Như vậy, cách xác định thiệt hại để bồi thường được quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự như sau:
“ Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”.
Theo đó, bệnh viện đã bồi thường cho bạn phần thu nhập thực tế mà bạn không đi làm trong 3 tháng, tuy nhiên khoản bồi thường này là chưa đủ theo quy định của pháp luật đã nêu trên. Chính vì thế, bạn có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường cho bạn những khoản chi phí sau:
– Chi phí hợp lý cho việc chữa trị: Bạn đã chưa trị với chi phí là 10 triệu, bệnh viện tư nhân đó cần bồi thường cho bạn chi phí này và những khoản chi phí hợp lý cho việc chữa trị tiếp theo của bạn.
– Chi phí hợp lý do phần thu nhập bị giảm sút: Bệnh viện tư nhân đó đã bồi thường cho bạn khoản tiền 20 triệu đồng là chi phí bị mất trong 3 tháng bạn không thể đi làm được. Đồng thời cần phải bồi thường khoản chi phí hợp lý nữa cho bạn trong những tháng tiếp theo do mắt bạn bị thương không thể làm đúng thời gian làm việc của mình.
– Khoản bồi thường bù đắp về tinh thần: khoản bù đắp về tình thần này bạn sẽ thỏa thuận với bệnh viện một mức hợp lý. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015”, đó là: Mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.