Bố mẹ muốn ủy quyền cho con đi lập di chúc thay tại văn phòng công chứng có được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và cung cấp các quy định pháp luật về việc lập di chúc một cách hợp pháp.
Mục lục bài viết
1. Bố mẹ có được ủy quyền cho con lập di chúc thay không?
Chị Hà ở Yên Bái có gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia như sau: Bà nội tôi năm nay đã 95 tuổi, bà muốn lập di chúc để lại tài sản là quyền sử dụng đất cho con cháu. Tuy nhiên, do tuổi cao, sức yếu nên không thể đến trực tiếp Văn phòng Công chứng để lập di chúc. Trường hợp này, bà nội của tôi có thể ủy quyền cho bố của tôi là con đẻ của bà để lập di chúc tại Văn phòng Công chứng qua
Cảm ơn chị Hà đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới luật Dương Gia về vấn đề của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Trước tiên để giải đáp được câu hỏi của bạn ta cần tìm hiểu về vấn đề ủy quyền là gì và trong trường hợp nào thì được phép ủy quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình.
Hiện nay, căn cứ Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đại diện theo ủy quyền theo đó các cá nhân, pháp nhân đều có thể ủy quyền xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự cho các cá nhân, pháp nhân khác thực hiện thay.
Và theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 về
Như vậy, có thể hiểu: Ủy quyền là việc mà một cá nhân hay pháp nhân có sự thỏa thuận sẽ nhân danh cho một cá nhân, pháp nhân khác thực hiện giao dịch dân sự thay mình trong một phạm vi và thời hạn mà giữa hai bên thỏa thuận. Vậy câu hỏi đặt ra là có thể ủy quyền cho người khác lập di chúc thay mình được không?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 48 Luật Công chứng năm 2018 thì trường hợp người lập di chúc muốn lập di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; điều này đồng nghĩa với việc không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc thay mình.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo đó: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên đến trực tiếp tại nơi ở của mình để lập di chúc.
Trình tự thủ tục lập di chúc tại nhà ở của người lập di chúc được tiến hành giống với thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự.
Lưu ý: Không phải trong trường hợp nào cũng có thể yêu cầu công chứng viên đến nơi ở của người để lại di sản để lập di chúc mà chỉ có những trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng: Người để lại di chúc yêu cầu công chứng phải là người già yếu, không có khả năng đi lại được hoặc người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù có thời hạn hoặc có những lý do chính đáng không thể đến trực tiếp tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành lập di chúc.
Các thủ tục để lập di chúc trong trường hợp này cũng sẽ giống với trường hợp lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng. Căn cứ theo quy định tại điều 10
Như vậy, bà của bạn không thể ủy quyền cho bố của bạn đi công chứng di chúc thay mình được mà phải trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bà bạn vì lý do già yếu, không có khả năng đến trực tiếp các cơ sở hành nghề công chứng thì có thể yêu cầu công chứng viên trực tiếp đến nhà của bà để thực hiện việc công chứng di chúc.
2. Bố mẹ ủy quyền sử dụng đất cho con để thay thế di chúc có được không?
Căn cứ quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015 hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hợp đồng của các bên được ghi nhận trong hợp đồng ủy quyền;
– Công việc được bên ủy quyền giao cho bên nhận ủy quyền đã được hoàn thành trên thực tế;
– Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo ý chí của các bên dựa trên quy định tại Điều 588 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Một trong các bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền qua đời; bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự; hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết.
Không giống với ủy quyền di chúc lại là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho người khác sau khi cá nhân đó chết. Trong khi đó
Như vậy, bố mẹ có thể ủy quyền sử dụng đất cho con cái, tuy nhiên cần lưu ý rằng quan hệ ủy quyền này sẽ chấm dứt khi người ủy quyền qua đời và đương nhiên giấy ủy quyền này sẽ không được coi là di chúc. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ bạn không để lại di chúc mà chỉ có giấy ủy quyền sử dụng đất thì khi bố mẹ bạn mất đi giấy ủy quyền đó cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và phần diện tích đất này sẽ vẫn được chia theo pháp luật và tất cả những người thuộc diện thừa kế sẽ đều được hưởng phần quyền như nhau.
3. Công chứng, chứng thực di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 36
– Dự thảo di chúc.
– Bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực.
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng hoặc bản sao các giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó. Trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.
Như vậy, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ như quy định nêu trên người lập di chúc sẽ đến trực tiếp Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành công chứng hoặc chứng thực di chúc, trừ các trường hợp không thể trực tiếp đến các trụ sở hành nghề công chứng, chứng thực để thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc thì có thể yêu cầu các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp đến nơi ở để thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Văn bản hợp nhất 07/2018/VBHN-VPQH Luật Công chứng năm 2018;
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.