Bộ luật dân sự là một bộ luật được coi là luật gốc của cả hệ thống pháp luật. Bởi trong đó là tổng hợp tất cả những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao dịch dân sự nói chung trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, mà đây đều là những vẫn đề không thể thiếu trong đời sống.
Mục lục bài viết
1. Bộ luật dân sự là gì?
Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự. Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự: là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự: là những biện pháp, cách thức mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân là cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước và có…
Như vậy, Luật dân sự: là một ngành luật độc lập trong quan hệ thống pháp luật nhà nước Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.
– Bộ luật dân sự trong tiếng anh là The Civil Code
– Định nghĩa về Bộ luật dân sự trong tiếng anh được hiểu là:
The Civil Code is a systematic document of all provisions in the field of Civil Law in our country today, promulgated by the National Assembly in accordance with the prescribed legal order and procedures.
The main content of the Civil Code includes civil law norms arranged in a certain order, closely linked systematically. The main subject of regulation of the Civil Code is the personal relations and property relations of the subjects when participating in civil legal relations.
The first Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam was in 1995, followed by the Civil Code in 2005, and most recently, the Civil Code 2015 is also the current civil code.
Each newly born civil law has additional content of the law that is amended and supplemented to suit the arising civil relations, but still based on the spirit of the old laws.
This document is considered to be the most important source of civil law, identified as a general law, regulating many contents of civil law, as a premise for specialized laws.
– Một số từ vựng khác tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:
Bộ luật hình sự | Criminal Code |
Labor Code | |
Bộ luật tố tụng dân sự | Civil Procedure Code |
Bộ luật tố tụng hình sự | Criminal Procedure Code |
2. Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đóng vai trò nền tảng, định hướng và xác lập một khung pháp lý điều chỉnh toàn bộ đời sống dân sự. Khi soạn thảo một Bộ luật dân sự (BLDS), các nhà lập pháp luôn chú trọng đến việc chế định các nguyên tắc cơ bản của BLDS đó, bởi lẽ các nguyên tắc này là những tư tưởng, quan điểm pháp lý cơ bản mang tính chỉ đạo mà một BLDS cần phải có để bao quát, định hướng tất cả các điều khoản, các chế định nằm trong chính BLDS.
Điều 3 BLDS năm 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
” 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Trong BLDS năm 2005, nguyên tắc cơ bản được quy định riêng trong Chương II gồm có 09 điều luật, từ Điều 4 đến Điều 12 và Điều 13 quy định căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (bản chất cũng là một nguyên tắc). Theo nguyên lý chung của pháp luật dân sự, nguyên tắc cơ bản này được áp dụng cho tất cả các chế định trong bộ luật. Tùy thuộc tính chất đặc thù của mỗi loại quan hệ dân sự, mỗi chế định trong bộ luật lại quy định nguyên tắc đặc trưng riêng thể hiện những quy định chung hoặc ghi nhận thành một nguyên tắc như: Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 389), nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 605)….Các quy định chung hoặc ghi nhận thành một nguyên tắc tại các chế định cụ thể, chỉ được áp dụng cho riêng chế định đó mà không áp dụng cho các chế định khác.
Quá trình tổng kết thi hành và áp dụng BLDS năm 2005, các nhà làm luật nhận thấy rằng: Mặc dù được kế thừa hệ thống pháp luật có từ khi thành lập nước nhưng có những nguyên tắc không được sử dụng trong xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự; hoặc những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tòa án chưa bao giờ áp dụng khi giải quyết tranh chấp như Điều 6, Điều 8 BLDS…
Để đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật lập pháp và tạo thuận lợi cho việc áp dụng, vận dụng, trên cơ sở
3. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
Một là, mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
– So với Điều 5 BLDS năm 2005 thì khoản 1 Điều 3 trên đây bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, đầy đủ về nội dung của yếu tố bình đẳng trong quan hệ dân sự. Quy định tại khoản 1 Điều 3 đã cụ thể hóa các quy định
– Bình đẳng là khái niệm chính trị – pháp lý, đây là yếu tố cơ bản của nền dân chủ trong chế độ Nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước ta cùng nhiều đạo luật khác; rộng hơn là các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quan hệ dân sự, bản chất là bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Bình đẳng và không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thế về kinh tế. Quan hệ dân sự không bảo đảm yếu tố bình đẳng có thể bị coi là vô hiệu.
– Trước đây, khi hướng dẫn thi hành
Hai là, cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Theo truyền thống, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là tiêu chí quan trọng để các chủ thể của quan hệ dân sự xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Tự do ý chí trong việc lựa chọn hướng xác lập quan hệ dân sự cụ thể và tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự là yêu cầu cơ bản đối với mọi quan hệ dân sự. Vi phạm quy định trên đây, quan hệ dân sự cụ thể đó có thể bị coi là vô hiệu.
– Tính chất điều chỉnh của pháp luật dân sự hoàn toàn khác với tính chất điều chỉnh của luật hình sự và một số ngành luật khác. Khi quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự Điều 2 BLHS năm 2015 vẫn tiếp tục quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” và khoản 1 Điều 8 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”. Như vậy, trong thực tế có thể có những hành vi “nguy hiểm” nhưng nếu BLHS không quy định đó là tội phạm vì chưa gây nguy hiểm cho xã hội thì người thực hiện hành vi đó cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chức năng cơ bản của hình phạt trong trách nhiệm hình sự chủ yếu nhằm mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội và răn đe, phòng ngừa tội phạm, được quy định trước trong Bộ luật hình sự. Trong pháp luật hình sự không có sự “thỏa thuận” về trách nhiệm pháp lý như trong trách nhiệm dân sự. Tính chất bình đẳng trong pháp luật hình sự hoàn toàn khác tính chất bình đẳng trong pháp luật dân sự: Các bị cáo chỉ bình đẳng trước pháp luật tại Tòa án và được xét xử công bằng.
– Còn trong pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền tùy nghi thỏa thuận dù chưa được pháp luật dân sự quy định nhưng “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng”. Vì vậy, mặc dù BLDS năm 2015 không có quy định, không dự liệu… nhưng các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau và vẫn có sự ràng buộc pháp lý. Sự ràng buộc này vẫn được pháp luật dân sự công nhận; quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn được pháp luật bảo đảm thực hiện.
Ba là, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
– Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa và truyền thống đạo đức là trong quan hệ xã hội hoặc trong quan hệ pháp luật phải thiện chí, trung thực, không gian dối và có thiện chí thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà chủ thế đã cam kết.
– Một trong những yêu cầu của quan hệ dân sự là: Các bên phải cùng nhau hợp tác, thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Các bên không chỉ chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự, các bên không được lừa dối, chây ỳ mà phải giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Do đặc trưng của các giao dịch dân sự nên trước đây BLDS năm 1995 còn có quy định: Các giao dịch dân sự đã xác lập luôn được suy đoán là thiện chí, trung thực. Vì vậy, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thiện chí thì phải đưa ra chứng cứ, bằng chứng để chứng minh tính không trung thực, thiện chí đó. Hiện tại, Điều 6 BLTTDS năm 2015 vẫn quy định: Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Nhưng nội dung này hiện không còn được ghi nhận trong BLDS năm 2015.
– Thông thường các quan hệ dân sự khi xác lập, thực hiện luôn được coi là thiện chí, trung thực. Truyền thống của pháp luật dân sự là phương thức suy đoán: Mọi quan hệ dân sự được xác lập, thực hiện đều được coi là thiện chí, trung thực. Nếu một chủ thể cho rằng trong quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự nhưng phía chủ thể bên kia đã không thiện chí, trung thực thì họ phải có trách nhiệm chứng minh về tính không thiện chí, trung thực của bên kia theo các quy định và nguyên tắc tố tụng dân sự. Nói cách khác, khi xác định yếu tố thiện chí, trung thực phải có chứng cứ để chứng minh. Dân gian có câu thành ngữ: “Nhầm thua, vô ý mất tiền”.
Bốn là, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Nguyên tắc quan trọng này thể hiện giới hạn quyền hành xử của các cá nhân, pháp nhân khi xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt theo tự do ý chí của chủ thể nhưng không phải là không bị bất kỳ một hạn chế nào. Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích hợp pháp của người khác, khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015 đã quy định rõ giới hạn “không được xâm phạm”. Nghĩa là, trong quan hệ dân sự (bao gồm cả việc xác lập, thực hiện) vì lợi ích của một chủ thể mà làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến “lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” thì quan hệ dân sự đó không được pháp luật dân sự công nhận, bảo hộ.
– Như vậy, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ dân sự không phải luôn được thực hiện tùy nghi theo ý chí và mong muốn của chủ thể. Quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự phải chú ý giới hạn cấm không được xâm phạm và thực hiện theo sự hướng dẫn của quy phạm pháp luật dân sự thể hiện tại các điều luật tương ứng. Do các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng nên pháp luật dân sự cho phép các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự có thể cam kết, thỏa thuận những nội dung mà BLDS không có quy định nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của BLDS; không làm thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Năm là, cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Có thể thấy, BLDS là bộ “Luật tư” gắn liền với trách nhiệm của các chủ thể (chủ yếu là trách nhiệm tài sản), nên nguyên tắc đặc trưng là chủ thể trong quan hệ dân sự phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự do chính chủ thể đã xác lập. Trong pháp luật dân sự thì trách nhiệm tài sản là trách nhiệm của chủ thể này trước chủ thể khác khi có hành vi vi phạm nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục những hậu quả xấu do hành vi vi phạm gây ra. Đặc trưng của trách nhiệm pháp lý trong luật dân sự tuy cũng là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhưng bản chất pháp lý hoàn toàn khác và chỉ mang tính chất tài sản. Tự chịu trách nhiệm dân sự có thể được quy định trong pháp luật dân sự nhưng cũng có thể do các chủ thể thỏa thuận trong quá trình cam kết, thỏa thuận xác lập giao dịch dân sự (chủ yếu là đối với các quan hệ về hợp đồng).
Tự chịu trách nhiệm dân sự là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm cho mọi quan hệ dân sự đã được các chủ thể xác lập luôn luôn được thực hiện nghiêm minh trong một hành lang pháp lý an toàn. Khi có một bên trong giao dịch dân sự không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các điều khoản mà chủ thể đó đã tự nguyện cam kết, thỏa thuận, thì họ phải tự chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền bị vi phạm. Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến các quyền tuyệt đối của một chủ thể khác thì chủ thể có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của mình gây ra.
Trong các quan hệ dân sự mỗi chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự cụ thể phải chịu trách nhiệm về các hành vi và hậu quả của hành vi đó. Nếu bên vi phạm không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện. Trong quan hệ dân sự thì trách nhiệm tài sản là trách nhiệm của chủ thể này trước chủ thể khác khi có hành vi vi phạm nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục những hậu quả xấu do hành vi vi phạm gây ra. Đặc trưng của trách nhiệm pháp lý trong luật dân sự tuy cũng là biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhưng bản chất pháp lý hoàn toàn khác và nguyên tắc là chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về cam kết, thỏa thuận xác lập quan hệ dân sự.
Do các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng nên pháp luật dân sự cho phép các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự có quyền chuyển giao quyền và nghĩa vụ đó cho chủ thể khác. Khi đó, trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự tùy thuộc vào nội dung cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể. Việc để chủ thể khác phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phụ thuộc vào nội dung ủy quyền theo các quy định về đại diện (từ Điều 134 đến Điều 143 BLDS năm 2015); hoặc các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo quy định tại phần nghĩa vụ và hợp đồng (từ Điều 365 đến Điều 371 BLDS năm 2015).