Khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở chứng minh các loại hàng hóa đang lưu thông hợp pháp trên thị trường thuộc trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp thì các loại hoàng hóa đó hoàn toàn có thể bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Dưới đây là quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất
– Hàng hóa đang trong quá trình lưu thông hợp pháp trong nước có thể sẽ bị áp dụng một biện pháp hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm dừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc lưu thông phải có giấy phép khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Hàng hóa đó được xác định là nguồn gốc/phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh trong cộng đồng;
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
– Điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công bố quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, các biện pháp khẩn cấp được áp dụng đối với hàng hóa lưu thông trong nước bao gồm:
– Buộc thu hồi hàng hóa;
– Cấm lưu thông;
– Tạm dừng lưu thông;
– Lưu thông có điều kiện;
– Lưu thông phải có giấy phép.
Theo đó, các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước sẽ được thực hiện khi có một trong 02 căn cứ sau đây:
Thứ nhất, hàng hóa đó là nguồn gốc lây truyền dịch bệnh hoặc là phương tiện để lấy chuyển các loại dịch bệnh trong cộng đồng. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận thấy, các loại hàng hóa đang lưu thông trên thị trường chính là nguồn gốc lây lan dịch bệnh hoặc là phương tiện lây truyền dịch bệnh trong cộng đồng, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể ban hành và áp dụng một biện pháp hoặc đồng thời tất cả các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa. Bản chất của biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa là ngăn chặn và xử lý kịp thời những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng, các loại hàng hóa có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, xuất phát từ nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng, vấn đề chính trị kinh tế xã hội của quốc gia, cần thiết phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa.
Thứ hai, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp. Tình trạng khẩn cấp là tính trạng cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng những biện pháp đặc biệt để đối phó với tình trạng đặc biệt. Khi không thể áp dụng các biện pháp thay thế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với các loại hàng hóa lưu thông trong nước để kịp thời ngăn chặn tình trạng đó. Tuy nhiên quá trình áp dụng cần phải tuân thủ theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
2. Mức xử phạt hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp trong lĩnh vực thương mại:
Căn cứ theo Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, có quy định mức xư rphạt đối với hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây (khi hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng):
+ Kinh doanh các loại hàng hóa đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp lưu thông có điều kiện, tuy nhiên không đảm bảo điều kiện kinh doanh hoặc quy định bắt buộc phải có giấy phép nhưng không có giấy phép theo quy định;
+ Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi hoặc biện pháp khẩn cấp tạm ngừng lưu thông;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 của Văn bản hợp nhất
– Trong trường hợp cần thiết, nhằm mục đích bảo vệ nền an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật của Việt Nam và phù hợp với Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thủ trưởng Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ;
– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, có thể bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc tạm thời cấm sử dụng đối với một hoặc một số loại hình dịch vụ nhất định, cấm cung ứng hoặc cấm sử dụng dịch vụ đối với một số thị trường cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
– Thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
THAM KHẢO THÊM: