Bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự được xem là hai biện pháp thay thế cho biện pháp tạm giam. Tuy nhiên nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai chế định. Vậy, biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm có gì khác nhau?
Mục lục bài viết
1. Biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm có gì khác nhau?
Bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm là hai biện pháp thay thế cho biện pháp tạm giam. Tức là những đối tượng đã có quyết định khởi tố điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung được tại ngoại và không bị tạm giam. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa hai biện pháp thay thế tạm giam này. Có thể phân biệt biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm theo một số khía cạnh sau:
Tiêu chí | Bảo lĩnh | Đặt tiền để bảo đảm |
Cơ sở pháp lí | Điều 121 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 | Điều 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 |
Căn cứ áp dụng | Căn cứ vào tính chất, căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can bị cáo, cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh | Bên cạnh các căn cứ để áp dụng giống biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh, biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm còn dựa vào căn cứ về “tình trạng tài sản của bị can, bị cáo”. Khi áp dụng biện pháp này, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét tính chất của tội phạm để quyết định số lượng tiền hoặc tài sản mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm sự có mặt của họ. Khi quyết định cho đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm, phải lập biên bản về việc đặt tiền hoặc tài sản, ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản được đặt và giao cho bị can, bị cáo một bản. Cơ quan ra quyết định phải giải thích cho bị can, bị cáo biết về việc họ vắng mặt không có lí do chính đáng theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thì số tiền hoặc tài sản mà họ đã đặt sẽ bị xung quỹ của Nhà nước và trong trường hợp đó bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nghiêm trọng hơn. |
Về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ | Theo quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh thì người nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm nếu bị can, bị cáo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền | Còn với biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì sẽ nên hoặc tai san ma bị can, bị cáo đã đặt sẽ tài sản có giá trị để bảo đảm thì số tiền hoặc tài sản mà bị can, bị cáo đã đặt sẽ bị tịch thu, sung quỹ nhà nước nếu họ vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ trả lại cho họ số tiền mà họ đã đặt. |
Chủ thể thực hiện | Trong quan hệ bảo lĩnh có 03 chủ thể bao gồm người được bảo lĩnh (bị can, bị cáo), người nhận bảo lĩnh (cơ quan, tổ chức nơi bị can, bị cáo công tác hoặc 02 người thân) và cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. | Quan hệ đặt tiền xin toại ngoại có thể có 02 chủ thể hoặc 03 bao gồm chỉ có bị can, bị cáo với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc có thể có thêm người thân thích của bị can, bị cáo. |
2. Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và bảo lãnh trong quan hệ dân sự có gì khác nhau?
Biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tố tụng hình sự hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn với biện pháp bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xét về cách phát âm, nhiều người cho rằng bảo lĩnh với bảo lãnh thực chất là một, còn việc phát âm khác nhau là do tính chất vùng miền. Điều này hoàn toàn không chính xác bởi ngay trong sổ tay thuật ngữ pháp lí thông dụng cũng đã có ghi rõ về hai thuật ngữ này như sau:
+ Bảo lãnh (dân sự): Một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó người bảo lãnh cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ này thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh), nếu khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ …
+ Bảo lĩnh (hình sự): Sự cam kết của cá nhân hoặc tổ chức trước cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án về việc nhận bị can, bị cáo về để quản lý, giáo dục …
Thứ hai, xét về mặt pháp luật, đây là hai chế định hoàn toàn khác nhau, bảo lĩnh chỉ có trong tố tụng hình sự, còn bảo lãnh chỉ có trong quan hệ pháp luật dân sự. Xem xét các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ta thấy được sự khác nhau hoàn toàn giữa hai chế định này, điển hình ở một số khía cạnh sau:
Tiêu chí | Bảo lãnh | Bảo lĩnh |
Về bản chất | Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong giao kết hợp đồng | Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được áp dụng thay thế biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự |
Về căn cứ áp dụng | Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lãnh có thể do các bên tự thỏa thuận | Bảo lĩnh là dựa trên việc xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo |
Mối quan hệ giữa các bên | Biện pháp bảo lãnh thể hiện mối quan hệ xã hội bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của ba bên là người bảo lãnh – người nhận bảo lãnh – người được bảo lãnh | Ở biện pháp bảo lĩnh tuy cũng có 03 bên tham gia nhưng chủ yếu là thể hiện mối quan hệ mang tính chất quyền uy – mệnh lệnh giữa nhà nước – bị can, bị cáo |
Trách nhiệm thực hiện | Ở bảo lãnh cho phép các bên có thể thực hiện quyền thay cho nhau hoặc thỏa thuận lại | Còn biện pháp bảo lĩnh thì quyền và nghĩa vụ của các bên được phân định rõ ràng, không thể chuyển giao, mang tính cả thể hóa trách nhiệm hình sự |
Về đối tượng áp dụng | Đối tượng của bảo lãnh được ghi nhận là thực hiện một công việc hoặc vật, tiền, tài sản có giá trị | Đối tượng của bảo lĩnh là bị can, bị cáo |
3. Ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong tố tụng hình sự:
Với tư cách là một biện pháp ngăn chặn, bảo lĩnh có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh, phòng và chống lại các loại tội phạm cũng như đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, cụ thể là:
Thứ nhất, về ý nghĩa chính trị, ở nước ta, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân tổ chức ra và vì lợi ích của nhân dân. Đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, pháp luật quy định nhiều biện pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được tôn trọng. Bảo lĩnh với tư cách là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng bởi những người có thẩm quyền trong cơ quan tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự xã hội. Bên cạnh đó, việc quy định và áp dụng biện pháp này còn đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về việc tiến tới hạn chế dần áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm và thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác. Đây là một chủ chương của Đảng và Nhà nước ta trong cải cách tạm giam, nhằm đảm bảo yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự gắn liền với việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân.
Thứ hai, về ý nghĩa pháp lý, biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Biện pháp này không chỉ thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối với hành vi xâm hại đến quyền, lợi ích cơ bản của công dân mà còn trở thành phương tiện đắc lực bảo vệ các quyền đó khi chính nó có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại. Mọi công dân căn cứ vào các quy định của pháp luật để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và tính đúng đắn của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh, qua đó bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ở các nước tư bản tiến bộ, biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh đã tồn tại từ rất lâu và đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nó trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Sự ra đời của biện pháp bảo lĩnh trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn trong tư duy và trong hành động của các nhà làm luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.