Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á đã trải qua nhiều thay đổi lớn, từ sự sụp đổ của chế độ thuộc địa đến sự hình thành các quốc gia độc lập. Vậy đâu là iến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Cả nước Đông Nam Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới
B. Các nước đều giành được độc lập
C. Các nước Đông Nam Á phát triển đất nước theo mô hình của chủ nghĩa tư bản
D. Các nước đều gia nhập ASEAN
Đáp án: B. Các nước đều giành được độc lập
Giải thích:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến những biến đổi sâu rộng về chính trị, xã hội và kinh tế. Trong số đó, việc các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập từ các cường quốc thực dân là một trong những thay đổi lớn nhất và quan trọng nhất.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết quốc gia Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mỹ. Khi chiến tranh châu Á Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản đã lên kế hoạch thôn tính toàn bộ khu vực này và thiết lập trật tự phát xít. Nhân dân Đông Nam Á chuyển từ đấu tranh chống đế quốc Âu – Mỹ sang chống Nhật giải phóng đất nước. Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện thì các nước Đông Nam Á lần lượt đều giành được độc lập và sau đó đã tiến hành kháng chiến chống lại hành động quay trở lại xâm lược của các nước thực dân. Sau đó các nước này đã giành được độc lập hoàn toàn. Đây là điều kiện cơ bản để các nước tiến lên phát triển kinh tế và là tiền đề cho các biến đổi sau đó.
2. Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh Thế giới thứ hai:
Thứ nhất, cho đến nay các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
Thứ hai, sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn như các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia…Đặc biệt, Singapore đã trở thành con rồng châu Á được xếp vào hàng các nước phát triển nhất trên thế giới.
Thứ ba, cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Án nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hữu nghị, òa bình và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trước Thế chiến thứ II, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các cường quốc thực dân phương Tây. Sau Thế chiến thứ hai, các nước Đông Nam Á vùng lên nắm quyền và đấu tranh chống lại sự quay trở lại của chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Giữa những năm 1950, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập…
Sau khi độc lập, các nước Đông Nam Á bắt đầu con đường phát triển kinh tế, văn hóa. Đến cuối những năm 1970, thế kỷ 20, các nước Đông Nam Á có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, như Singapore đã trở thành con rồng châu Á.
Từ năm 1967, một số nước ở Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan đã cùng nhau thành lập ASEAN để hợp tác, phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
Nhưng chỉ đến đầu những năm 90, khi thế giới bước vào thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, một chương mới mới mở ra trong lịch sử Đông Nam Á. Tình hình kinh tế, chính trị khu vực được cải thiện do các nước tham gia vào một tổ chức thống nhất và trọng tâm hoạt động chuyển sang hợp tác kinh tế, cùng nhau xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình và ổn định. Các nước Đông Nam Á không chỉ phát triển về kinh tế mà còn có những bước tiến văn hóa – xã hội, thể hiện qua sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa trong khu vực.
Thay đổi quan trọng nhất trong các biến đổi kể trên là sự độc lập của các nước Đông Nam Á. Bởi vì nó là cơ sở của sự phát triển và hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 – 1829) trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-líp-pin là
A. cuộc khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô.
B. cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô.
C. cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu.
D. cuộc khởi nghĩa của Hô-xê Ri-dan.
Đáp án: B. cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô.
Câu 2: Từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch nào của thực dân Pháp?
A. Kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm
B. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”
C. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”
D. Kế hoạch đánh lâu dài
Đáp án: D. Kế hoạch đánh lâu dài
Câu 3: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia trong những năm 1861 – 1892 là
A. A-cha Xoa.
C. Com-ma-đam.
B. Pu-côm-bộ.
D. Hoàng thân Si-vô-tha.
Đáp án: D. Hoàng thân Si-vô-tha.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào của Cam-pu-chia thể hiện của sự đoàn kết chiến đấu giữa Cam-pu-chia với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?
A. Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa.
B. Cuộc khởi nghĩa của Com-ma-đam.
C. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bộ.
D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
Đáp án: C. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bộ.
Câu 5: Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Miến Điện.
C. Bru-nây.
D. Việt Nam.
Đáp án: A. In-đô-nê-xi-a.
Câu 6: Năm 1945, ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là
A. Việt Nam, Phi-líp-pin, Lào.
B. Phi-líp-pin, Lào, Việt Nam.
C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.
Đáp án: C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945?
A. Phong trào theo xu hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
B. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh.
C. Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị.
D. Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh – xu hướng vô sản.
Đáp án: B. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh.
Câu 8: Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?
A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
C. Chiến lược hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đáp án: A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
Câu 9: Năm nước thành viên ban đầu sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm
A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a.
B. Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
D. Bru-nây, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma.
Đáp án: C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
Câu 10: Hiện nay, tổ chức ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?
A. 5 thành viên.
B. 7 thành viên.
C. 9 thành viên.
D. 10 thành viên.
Đáp án: D. 10 thành viên.
Câu 11: Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nền kinh tế
A. lớn thứ tư thế giới với GDP đạt khoảng 3 500 tỉ USD (2018).
B. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).
C. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 500 tỉ USD (2018).
D. lớn thứ sáu thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).
Đáp án: B. lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 3 000 tỉ USD (2018).
Câu 12: Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á là
A. Ma-lai-xi-a.
B. Phi-líp-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Xin-ga-po.
Đáp án: D. Xin-ga-po.
THAM KHẢO THÊM: