Trong nhiều trường hợp, kết quả xét xử bị thay đổi, bản án bị hủy, sửa đổi hay giám đốc thẩm chính là nhờ những “tình tiết” được thể hiện trong Biên bản phiên tòa. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những nội dung trong biên bản phiên tòa và nêu ra những mẫu biên bản phiên tòa đang được áp dụng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản phiên tòa là gì?
- 2 2. Biên bản phiên tòa tiếng anh là gì?
- 3 3. Quy định về biên bản phiên tòa sơ thẩm:
- 4 4. Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm mới nhất:
- 5 5. Hướng dẫn Mẫu số 48-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP:
- 6 6. Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm hình sự:
- 7 7. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 22-HS:
1. Biên bản phiên tòa là gì?
Biên bản phiên tòa là một văn bản tố tụng quan trọng, do thư ký tòa thực hiện, có nội dung ghi nhận mọi diễn biến của phiên tòa xét xử.
Theo Điều 258
“1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.”
Cùng với đó, theo Điều 256
“1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;
b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.
4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.”
2. Biên bản phiên tòa tiếng anh là gì?
Biên bản phiên tòa tiếng anh tạm dịch là “Minutes of the trial”
3. Quy định về biên bản phiên tòa sơ thẩm:
3.1. Nội dung biên bản phiên tòa:
Theo Điều 258
“Điều 258. Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.”
Như vậy Biên bản phiên tòa phải ghi rõ :
– Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và mọi diễn biến của phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.
– Thủ tục bắt đầu xét hỏi, những vật chứng được đưa ra xem xét, những việc vi phạm trật tự phiên tòa và việc xử lý của chủ tịch phiên tòa, lời luận tội cùa kiểm sát viên, lời bào chữa của người bào chữa và của bị cáo, những ý kiến của các người tham gia tranh luận và những quyết định của Hội đồng xét xử,…
Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa
Vì vậy, việc ghi biên bản phiên tòa đầy đủ, chính xác rất quan trọng để có thể kiểm tra xem những việc làm của tòa án có đúng thủ tục không và việc xét xử có chính xác không.
Những câu hỏi và câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản và phải được ghi đúng nội dung. Trong trường hợp những người được xét hỏi khai dài dòng, trùng lập thì có thể ghi tóm tắt.
Đối với những quyết định cùa tòa án đã làm thành văn bản thì chỉ cần ghi phần quyết định chứ không cần ghi Toàn văn. Khi Hội đồng xét xử tuyên án thì cũng chì cần ghi phần quyết định của bản án chứ không cần ghi Toàn văn bản án.
3.2. Trách nhiệm ghi biên bản phiên tòa:
Việc ghi biên bản phiên tòa một cách đầy đủ và chính xác là trách nhiệm của Thư ký phiên tòa.
Trong trường hợp ghi bằng tốc ký hoặc ghi âm thì sau khi kết thúc phiên tòa phải được ghi ra bằng văn bản để vào hồ sơ. Sau khi phiên tòa kết thúc, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra văn bản và cùng với thư ký phiên tòa ký vào biên bản phiên tòa.
3.3. Những người được xem biên bản phiên tòa:
Sau khi phiên tòa kết thúc, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những người đó có quyền yêu cầu được xem biên bản phiên tòa.
Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa hoặc những người có quyền được xem biên bản thấy có chỗ chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác, thì có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Chủ tọa phiên tòa quyết định việc sửa đổi, bổ sung, và trong trường hợp thấy cần thiết thì triệu tập lại các hội thẩm nhân dân để quyết định. Đối với những chỗ được sửa đổi, bổ sung thì chủ tọa phiên tòa, thư ký phiên tòa ký xác nhận. Trong trường hợp, yêu cầu không được chấp nhận thì chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho người có yêu cầu biết. Tuy nhiên, người bị bác bỏ yêu cầu vẫn có quyền làm đơn nêu rõ ý kiến của mình và đơn này được đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm mới nhất:
Mẫu số 48-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP quy định về biểu mẫu trong TTDS do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Vào hồi… giờ…phút, ngày… tháng…năm…..
Tại:(2)….
Tòa án nhân dân….
Mở phiên Tòa để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số…/…/TLST-…. ngày…..tháng…..năm…..về việc (3)….
vụ án được xét xử(4)……
I. Những người tham gia tố tụng:
– Nguyên đơn:(5)….
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(6)….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(7)…..
– Bị đơn:(8)….
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(9)….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(10)….
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)….
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(12)
…..
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(13)……………..
– Người làm chứng:(14)…….
– Người phiên dịch:(15)…..
– Người giám định:(16)…..
II. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên Tòa: Ông (Bà)…..
Thẩm phán (nếu có): Ông (Bà) ……
Các Hội thẩm nhân dân:(17)……
1. Ông (Bà):……
2. Ông (Bà):……
3. Ông (Bà):……
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)….(18) ….
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân: (19) ….tham gia phiên Tòa (nếu có).
Ông (Bà)…. – Kiểm sát viên.
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên Tòa:
– Chủ tọa phiên Tòa tuyên bố khai mạc phiên Tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên Tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.(20)
– Chủ tọa phiên Tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên Tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự; phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác tại phiên Tòa.
– Chủ tọa phiên Tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
– Chủ tọa phiên Tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên (nếu có), Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hay không.(21)
– Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
– Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
IV. Phần tranh tụng tại phiên tòa:
1. Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:(22)
…..
2. Hỏi và trả lời tại phiên tòa:(23)
…..
3. Tranh luận tại phiên tòa:(24)
…..
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án(25)
….
Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng:(26)
….
Phiên Tòa kết thúc vào hồi…. giờ….. phút, ngày….. tháng……. năm…..
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
5. Hướng dẫn Mẫu số 48-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP:
(1) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì ghi Tòa án nhân dân quận (huyện, thị xã, thành phố) nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện M, tỉnh T); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố H).
(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên Tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện S, thành phố H).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(4) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.
(5) Nếu nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó. Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện). Nếu có mặt tại phiên Tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(6) Ghi họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(7) Ghi họ tên và địa chỉ của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; nếu là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào (ví dụ: Ông Trần B, Luật sư Văn phòng luật sư Vạn Xuân thuộc Đoàn luật sư tỉnh H); nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người đó. Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(8) và (11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(14) Ghi họ tên và địa chỉ của người làm chứng. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(15) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người phiên dịch. Nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(16) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người giám định. Nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(17) Ghi lần lượt họ tên, nơi công tác của các Hội thẩm nhân dân.
(18) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).
(19) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân” và ghi họ tên của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (nếu có).
(20) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa (mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa), thì Chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.
(21) Nếu những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng có đề nghị hoặc yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.
(22) Ghi trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự về các vấn đề quy định tại Điều 248 của Bộ luật tố tụng dân sự.
(23) Ghi các câu hỏi và trả lời của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
(24) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, ý kiến của Viện kiểm sát (nếu có).
(25) Nếu sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên án thì tiếp đó ghi: “Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án” (Không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử (ví dụ: Quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận).
(26) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng: những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó, người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.
Cần chú ý: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi: “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi: “Ngày… tháng… năm… Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa”.
6. Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm hình sự:
Mẫu số 22-HS theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP quy định một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật TTHS do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
Vào hồi……. giờ……. phút ngày……. tháng……. năm(2)….
Tại:(3)…..
Tòa án(4)…..
Mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo(5)
Bị Viện kiểm sát(6)….
Truy tố về tội (các tội)(7)….
Theo điểm (các điểm).. ..khoản (các khoản)………Điều (các điều)….. . của Bộ luật Hình sự tại Cáo trạng/Quyết định truy tố số… ….ngày……. tháng……. năm (8)…
Vụ án được xét xử(9)….
I. Những người tiến hành tố tụng:(10)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)…
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 5 người): Ông (Bà)…
Thẩm phán dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)…
Các Hội thẩm nhân dân (quân nhân): Ông (Bà)…
Hội thẩm nhân dân (quân nhân) dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)…
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)…
Thư ký phiên tòa dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)…
Đại diện Viện kiểm sát…… ..tham gia phiên tòa:
Ông (Bà) … Kiểm sát viên.
Ông (Bà)…. Kiểm sát viên.
Ông (Bà)… Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
II. Những người tham gia tố tụng:
– Bị cáo (11):….sinh ngày…..tháng…..năm…..tại
Nơi cư trú: …..; nghề nghiệp: …………..; trình độ văn hoá (học vấn)…; dân tộc:…; giới tính:……; con ông……và bà……..; có vợ (chồng) và…….con; tiền sự…..; tiền án……; nhân thân….bị bắt tạm giam tại ngày…..
– Người đại diện hợp pháp của bị cáo:
Ông (Bà)….sinh năm (hoặc tuổi)….; nơi cư trú……; nghề nghiệp…… là:(12)….
– Người bào chữa cho bị cáo:(13)
Ông (Bà)….
– Bị hại:(14)…..
– Người đại diện hợp pháp của bị hại:(15)…..
– Nguyên đơn dân sự:(16)…
– Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự:(17)….
– Bị đơn dân sự:(18)…
– Người đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự:(19)…
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:(20)…
– Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:(21)…
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại (nguyên đơn dân sự,(22)….):
Ông (Bà)…
– Người tham gia tố tụng khác:(23)…
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập hoặc được mời và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án; kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ; giải thích cho họ biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh; yêu cầu người phiên dịch, người giám định phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ và yêu cầu người làm chứng là người thành niên phải cam đoan không khai gian dối.
4. Chủ tọa phiên tòa giới thiệu những người tiến hành tố tụng và hỏi Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hay không.(24)
5. Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo đã được giao nhận bản cáo trạng/quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử hay chưa.(25)
6. Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. (26)
IV. Phần tranh tụng tại phiên tòa:
1. Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng/quyết định truy tố và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có):….
2. Hỏi và trả lời tại phiên tòa:(27)……
3. Tranh luận tại phiên tòa:(28)…..
4. Lời nói sau cùng của bị cáo (nếu có):……
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án(29)
Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng:(30)……
Phiên tòa kết thúc vào hồi…… giờ…… phút ngày…… tháng……. năm….
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
7. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 22-HS:
(1) nếu là Tòa án quân sự khu vực, thì ghi Tòa án quân sự khu vực mấy Quân khu nào (ví dụ: Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4); nếu là Tòa án quân sự quân khu thì ghi Tòa án quân sự quân khu nào (ví dụ: Tòa án quân sự Quân khu Thủ đô); nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi Tòa án nhân dân quận (huyện, thị xã, thành phố) gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) ghi giờ, ngày, tháng, năm xét xử vụ án hình sự sơ thẩm.
(3) ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hoặc Tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
(4) ghi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án.
(5) nếu vụ án có nhiều bị cáo thì ghi đầy đủ họ tên bị cáo đầu vụ và đồng phạm (ví dụ: Nguyễn Văn A và đồng phạm). Nếu bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại.
(6) ghi tên Viện kiểm sát truy tố.
(7) ghi các tội danh bị Viện kiểm sát truy tố.
(8) trường hợp Tòa án xét xử bị cáo về khoản hoặc tội danh nặng hơn khoản hoặc tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì ghi bị Tòa án đưa ra xét xử về tội (các tội) (ghi rõ tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự mà Tòa án sẽ xét xử).
(9) ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.
(10) ghi đầy đủ họ tên của các Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa; ghi tên của Viện kiểm sát và họ tên của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu vụ án do Tòa án quân sự giải quyết thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.
(11) nếu có nhiều bị cáo thì ghi thứ tự từng người một; trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật, tiền án, tiền sự của pháp nhân thương mại và các thông tin cần thiết khác.
(12) ghi rõ mối quan hệ với bị cáo (ví dụ: là bố của bị cáo); nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.
(13) nếu có người bào chữa thì ghi đầy đủ họ tên của người bào chữa và họ tên của bị cáo được bào chữa; nếu người bào chữa là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào (ví dụ: Ông Trần B, Luật sư Văn phòng luật sư Vạn Xuân thuộc Đoàn luật sư tỉnh H bào chữa cho Nguyễn Văn C); nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người bào chữa (ví dụ: Bà Lê Thị M, bào chữa viên nhân dân công tác tại Hội luật gia tỉnh M bào chữa cho Nguyễn Văn D); nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.
(14), (15), (16), (17), (18), (19), (20) và (21) nếu có người nào tham gia tố tụng thì ghi đầy đủ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người đó. Trong trường hợp bị hại là người bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và là người dưới 18 tuổi, thì nhất thiết phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của bị hại; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.
(22) nếu bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có người bảo vệ quyền lợi cho họ, thì ghi đầy đủ họ tên của họ theo thứ tự; sau chữ Ông (Bà) ghi đầy đủ họ tên; nếu người bảo vệ quyền lợi của đương sự là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào; nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.
(23) ghi đầy họ tên của những người tham gia tố tụng khác.
(24), (25) và (26) sau từng mục ghi việc trả lời của những người được hỏi. Nếu có người đề nghị hoặc yêu cầu, thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định giải quyết của Hội đồng xét xử.
(27) ghi các câu hỏi và trả lời của bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
(28) ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
(29) nếu sau khi nghị án Hội đồng xét xử tuyên án thì ghi: Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án (không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử (ví dụ: Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận).
(30) ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác: những vấn đề được ghi trong Biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó, người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.
Cần lưu ý: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì kết thúc mỗi ngày cần ghi “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi “Ngày…tháng…năm…, Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa”.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP quy định về biểu mẫu trong Tố tụng dân sự do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành;
– Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP quy định một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành.