Khi người lao động làm việc cho các công ty doanh nghiệp (trong nhà nước hoặc ngoài Nhà nước), thì các cơ quan, doanh nghiệp này có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho họ. Dưới đây là bài phân tích về biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, cho người lao động
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật An toàn, Vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Thông báo số …/BHXH-PT ngày …/…/…. Và Thông báo số số …/BHXH-PT ngày …/…/…. Của Bảo hiểm xã hội ………. Về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao đông-bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Hôm nay, ngày …/…./…, tại trụ sở …….., tiến hành làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động cụ thể như sau:
I. Thành phần
1. Đại diện Bảo hiểm xã hội …………
– Ông (bà): ……, chức vụ: ………
– Ông (bà): ……., chức vụ: ………
2. Đại diện đơn vị ………
– Ông (bà): ……, chức vụ: ……
– Ông (bà): ……., chức vụ: ……
II. Nội dung
1. Tình hình đơn vị
1.1. Tổng số lao động của đơn vị: ………. người. Trong đó:
a) Số lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hoặc đang đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN, BHTN ở đơn vị khác: ……… người.
b) Số lao động đang đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN, BHTN tại đơn vị: …….. người..
1.2. Tiền lương:
a) Tổng thu nhập kê khai với cơ quan thuế: ……
b) Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động của…….
2. Ý kiến của cơ quan Bảo hiểm xã hội:
2.1. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Yêu cầu đơn vị thực hiện đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Bảo hiểm xã hội …… trước ngày …/…/…….
2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ………
2.3. ………
3. Ý kiến của đơn vị: ………
3.1. ………
3.2. ………
4. Các ý kiến khác ………
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau được thông qua các bên đều nhất trí, BHXH … giữ 01 bản, đơn vị……giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐẠI DIỆN BHXH
2. Quy định về việc doanh nghiệp, công ty đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Từ quy định trên, có thể thấy, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là nhiệm vụ bắt buộc mà các công ty, doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện. Khi người lao động làm việc cho các công ty doanh nghiệp (trong nhà nước hoặc ngoài Nhà nước), thì các cơ quan, doanh nghiệp này có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho họ. Đây là hình thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật lao động 2019 và Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã ra những quy định mang tính áp dụng chung cho việc đóng bảo hiểm xã hội giữa người sử dụng lao động và người lao động. Các quy định này có ý nghĩa điều chỉnh toàn diện nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quan hệ lao động.
Bản chất của bảo hiểm xã hội là một nguồn bảo hiểm, bảo vệ, hỗ trợ người dân khi cần thiết. Tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì khi ốm đau, mất việc làm, tai nạn lao động, hưu trí, người dân sẽ được hỗ trợ một khoản chi phí nhất định. Khoản tiền bảo hiểm này sẽ hỗ trợ, giúp đỡ người lao động trong thời điểm khó khăn về kinh tế. Trong một số trường hợp, đây còn được xem là nguồn chi phí chính (có giá trị lớn) mà người lao động dựa vào, phục vụ giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
Về nguyên tắc chung, sau khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cụ thể, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ làm việc với Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cơ quan, công ty mình đặt trụ sở. Người chịu trách nhiệm liên quan sẽ nộp hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận. Hàng tháng, công ty, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động lên Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Việc đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình làm việc của người lao động tại cơ quan, doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014, việc đóng bảo hiểm xã hội tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc 1: Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Nguyên tắc 2: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Người lao động sẽ dựa vào các nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội này để xác định những giá trị tài chính xoay quanh việc đóng bảo hiểm xã hội của mình. Đây cũng là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người dân.
4. Ý nghĩa của biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ:
Như đã phân tích ở trên, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là nhiệm vụ mà người sử dụng lao động phải tuân thủ thực hiện.
Khi làm hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, giữa cơ quan, doanh nghiệp và Cơ quan bảo hiểm xã hội phải ngồi xuống, thống nhất thỏa thuận với nhau về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động.
Trong buổi làm việc, người đại diện cho cơ quan, doanh nghiệp sẽ làm việc với Cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, các bên sẽ đồng thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các hoạt động này (trong khuôn khổ tuân thủ và thực thi pháp luật).
Tại buổi làm việc, các bên sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tổng số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội,…
Sau khi nắm bắt được đầy đủ thông tin về số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội, Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ nêu ý kiến về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của bên sử dụng lao động.
Buổi làm việc này được lập bằng biên bản. Biên bản này sẽ là căn cứ xác minh quá trình thống nhất, thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội (và các vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động) giữa công ty, doanh nghiệp với Cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau khi ký vào biên bản làm việc, cơ quan, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019;
Luật bảo hiểm xã hội 2014.