Một trong những yếu tố quan trọng để vụ án diễn ra nhanh chóng đó là sự phối hợp giải quyết của đương sự, người có quyền lợi liên quan. Vậy, Bị đơn cố tình vắng mặt nhiều lần vụ án có được giải quyết?
Mục lục bài viết
1. Bị đơn cố tình vắng mặt nhiều lần vụ án có được giải quyết?
Trên thực tế khi Tòa án giải quyết một vụ án dân sự vẫn tồn tại nhiều tình trạng bị đơn cố tình vắng mặt nhiều lần trong vụ án mục đích là để kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây cản trở việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Để ngăn chặn được tình trạng này thì theo Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có hướng dẫn cụ thể về có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, cụ thể như sau:
– Tòa án sau khi ra quyết định hoãn phiên tòa bởi việc triệu tập hợp lệ lần thứ nhất không thành, sau một khoảng thời gian nhất định Tòa án sẽ triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có trách nhiệm tham gia phiên tòa theo đúng thông báo mà Tòa đã gửi đến, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Còn đối với trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án có thể cân nhắc hoãn phiên tòa. Nếu xác định được việc cố tình vắng mặt mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ xử lý theo các hướng như sau:
+ Cá nhân với tư cách là nguyên đơn khi vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án sẽ coi như người này đã từ bỏ việc khởi kiện và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người này, trừ trường hợp cá nhân có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
+ Nếu bị đơn sau khi được thông báo về vụ án mà mình có liên quan không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không yêu cầu độc lập vắng mặt mà cũng không có người tham gia đại diện phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Trong trường hợp bị đơn đã có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi như là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phạt tố, trừ trường hợp cá nhân này có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Yêu cầu phản tố của bị đơn có thể được khởi kiện lại theo đúng quy định của pháp luật bằng một vụ án riêng biệt;
– Những cá nhân với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên Tòa thì cũng được xác định là đã từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người này, trừ trường hợp người này có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoàn toàn có thể khởi kiện một vụ án độc lập để tòa án giải quyết liên quan đến yêu cầu phản tố của mình;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nếu vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt họ.
Như vậy, bị đơn khi được triệu tập hợp lại lần thứ hai nhưng vẫn không có mặt và cũng không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn sẽ xét xử vắng mặt họ. Trường hợp bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì sẽ có những hướng giải quyết phân tích nêu trên.
2. Bị đơn vắng mặt thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 233, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa được thực hiện như sau:
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong những trường hợp như: Tại phiên tòa có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên và Thư ký tòa án, hoặc nếu có sự thay đổi về kiểm soát viên sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi; Những cá nhân giữ vị trí là người giám định, người phiên dịch, người làm chứng mà tại phiên tòa, phiên họp có yêu cầu phải thay đổi; Hoặc liên quan đến việc có sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Khi có người tham gia tố tụng với mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì có thể đề nghị xem xét hãng phiên tòa nếu có người ý kiến.
Như vậy với trường hợp nêu trên thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 1 tháng đối với phiên tòa xét xử vụ án, theo thủ tục rút gọn thì thời gian là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
3. Có được dẫn giải bị đơn lên Tòa án nếu người này cố tình vắng mặt?
Tại Điểm k, i Khoản 1 Điều 4 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định về việc áp dụng hai biện pháp áp giải và dẫn giải, như sau:
Áp giải là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử vụ án;
Dẫn giải là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền mang tính bắt buộc, cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc người bị kiến nghị khởi tố phải đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp người bị hại từ chối việc giám định thì cơ quan hoàn toàn này có thể yêu cầu dẫn giải chợ giải quyết vụ án một cách nhanh chóng chính xác kịp thời;
Hiện nay, đối với những vụ án về dân sự thì chưa có quy định về việc áp giải hoặc dẫn giải, biện pháp này chỉ được áp dụng cho những vụ án nằm trong sự điều chỉnh của luật hình sự. Hai biện pháp này đều mang tính cưỡng chế nên chỉ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền mục đích của việc áp giải hoặc dẫn giải là đều đưa những người này đến địa điểm cần thiết phục vụ hoạt động điều tra truy tố xét xử.
4. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong vụ án dân sự?
Theo ghi nhận của pháp luật dân sự thì bị đơn trong một vụ án dân sự được hiểu là cá nhân bị nguyên đơn tiến hành khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức cá nhân khác do bộ luật này quy định tiến hành khởi kiện với mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những tranh chấp khi nguyên đơn có căn cứ chứng minh rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người này đang bị xâm phạm.
Đối tượng được xác định là bị đơn trong một vụ án tranh chấp dân sự sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với trường hợp mình đang gặp phải. Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì quyền, nghĩa vụ của bị đơn được ghi nhận như sau:
– Quyền và nghĩa vụ của đương sự được ghi nhận tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bao gồm: việc nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của phiên tòa, tuân thủ các nội dung liên quan đến tạm ứng án phí lệ phí, liên quan đến việc cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình và đề nghị tòa án xác minh thu thập thêm tài liệu,…
– Khi đối tượng được xác định là bị đơn trong một vụ án dân sự thì quyền của người này được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện;
– Có quyền nêu lên ý kiến chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn người có quyền và nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu độc lập;
– Sau khi nhận được thông báo từ phía bên Tòa án nếu có yêu cầu phản tố thì hoàn toàn có quyền được thực hiện đối với nguyên đơn, đơn phản tố có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ nguyên đơn;
– Để bảo vệ quyền lợi của mình thì bị đơn hàng tháng có quyền đưa ra yêu cầu độc lập liên quan đến việc giải quyết vụ án;
– Đối với trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập mà không được Tòa án chấp nhận để giải quyết thì bị đơn có quyền khởi kiện một vụ án riêng biệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015;
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.