Bị công an xã bắt khai giả đi trộm chó thì bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trộm cắp.
Bị công an xã bắt khai giả đi trộm chó thì bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trộm cắp.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, trong hành vi trên đây em có vi phạm pháp luật không? Trong khoảng 23h15 em cùng một người anh đi trên xe anh ta kêu ngừng xe lại đi tiểu thì bỗng dưng Công an xã đến hỏi em và lấy cây ná trên xe, ông anh đi với em sợ quá bỏ chạy, Công an đã mời em về và còng em đánh em nói đi đâu em sợ quá nói đi trộm chó về ăn nhưng như em trộm chó phải có dụng cụ chư nhưng em không có cái gì hết. Hiện giờ Công an xã còn giữ xe em, lập biên bản vi phạm hành chính rồi nhưng giờ chưa giải quyết xe cho em, cho em hỏi trong trường hợp của em như thế nào? Xe giải quyết thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Tại Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Theo đó để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì giá trị tài sản bị lấy trộm phải từ hai triệu đồng trở lên, hoặc nếu dưới hai triệu đồng thì phải có các điều kiện như gây hậu quả nghiêm trọng , hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vi phạm.
– Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác".
Căn cứ vào Nghị định thì trộm cắp tài sản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tuy nhiên đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xét thấy rằng hành vi của bạn không có dấu hiệu của tội phạm, cũng như không thể bị xử phạt hành chính đối với lời khai trộm chó, nhưng thực tế không và không có bằng chứng chứng minh. Xe của bạn trực tiếp liên quan đến vụ việc nên Công an tạm thời đang giữ. Nếu như xác minh được việc bạn không trộm chó Công an sẽ tiến hành trả xe cho bạn. Còn nếu trường hợp Công an tìm được bằng chứng chứng minh bạn có trộm chó, hành vi chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời gian tạm giữ phương tiện được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này”.
Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính tối đa là 60 ngày trong trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh.