Các bên khi ký hợp đồng vay tài sản thì có trách nhiệm thực hiện hợp đồng này một cách nghiêm túc, tránh gây ảnh hưởng quyền lợi của một hoặc hai bên. Vậy bên cho vay được quyền đòi lại tiền trước thời hạn không?
Mục lục bài viết
1. Bên cho vay được quyền đòi lại tiền trước thời hạn không?
Theo ghi nhận tại Điều 463 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay có trách nhiệm giao tài sản cho bên vay và khi đến hạn phải trả lại tài sản thì bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại, theo đúng số lượng, cũng như đảm bảo về chất lượng và chỉ phải tiến hành trả lãi nếu có thỏa thuận giữa các bên với nhau hoặc pháp luật có quy định khác.
Các bên khi đã tiến hành ký kết hợp đồng cho vay tài sản thì sẽ có những quyền và nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau. Đối với bên cho vay nghĩa vụ được ghi nhận bao gồm các hoạt động như có trách nhiệm giao tài sản trong bên vay một cách đầy đủ đảm bảo đúng chất lượng đã được thỏa thuận trong hợp đồng, liên quan đến số lượng cũng phải được đảm bảo vào thời điểm và địa điểm đã tiến hành thỏa thuận trước với nhau;
Xét đến trường hợp nếu bên cho vay biết tài sản không đảm bảo được chất lượng nhưng không có trách nhiệm thông báo cho bên vay biết thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu thiệt hại xảy ra trên thực tế, trừ trường hợp bên vay đã biết được việc không đảm bảo chất lượng từ tài sản này nhưng vẫn chấp nhận tài sản đó;
– Và đặc biệt pháp luật cũng đã khẳng định rằng: bên cho vay sẽ không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 70 của Bộ luật này hoặc là liên quan quy định khác. Soi chiếu đến Điều 470 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong điều khoản này ghi nhận các nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn.
+ Theo đó, đối với hợp đồng vay có kỳ hạn mà không tính lãi thì bên vay hoàn toàn có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một khoảng thời gian hợp lý; đồng thời bên cho vay cũng sẽ chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu được bên vay đồng ý;
+ Đối với trường hợp các bên ký hợp đồng vay có kỳ hạn và có thỏa thuận về lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn nhưng việc hoàn trả này cũng phải thực hiện mọi nghĩa vụ trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với nhau hoặc luật có quy định khác. Như vậy, với trường hợp đã nêu ở trên thì bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn.
2. Trường hợp nào bên cho vay quyền đòi lại tiền trước thời hạn?
2.1. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:
Theo quy định tại Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn là một trong những trường hợp có thể diễn ra việc bên cho vay đòi lại tiền trước thời hạn. Theo quy định thì đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không tính lãi bên cho vay hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền được trả nợ và bất cứ lúc nào. Tuy nhiên các bên phải có trách nhiệm thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn trong trường hợp hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi đã được thỏa thuận với nhau thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải có trách nhiệm báo trước cho bên vay một khoảng thời gian hợp lý và có quyền được yêu cầu trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản và trong trường hợp này bên cho vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chị phải trả lại cho đến thời điểm trả nợ tuy nhiên cũng vẫn phải tuân thủ việc báo trước cho bên vay một khoảng thời gian hợp lý.
2.2. Vi phạm vè mục đích, thỏa thuận giao kết khi sử dụng tài sản vay:
Cá nhân khi tiến hành ký kết hợp đồng vay tài sản với nhau thông thường phải thể hiện rõ được mục đích tiến hành vay mượn tài sản để làm những công việc gì. Việc này phải đảm bảo là không trái với pháp luật, không trái với đạo đức xã hội và giải quyết nhu cầu chính đáng liên quan đến vấn đề tài chính của bên vay. Trong trường hợp các bên giao kết với nhau thể hiện rõ mục đích vay nhưng khi nhận được tài sản thì bên vay đã không làm đúng nghĩa vụ đã được thỏa thuận thì bên cho vay có quyền áp dụng Điều 467 Bộ luật Dân sự 2015 để đòi lại tài sản vay trước thời hạn, cụ thể đó là:
Ccác bên một khi đã thỏa thuận với nhau về việc tài sản vay thì sẽ phải sử dụng đúng mục đích. Bên cho vay hoàn toàn có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã tiến hành việc nhắc nhở bên vay việc sử dụng tài sản đang chán với mục đích ban đầu nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 21
– Tổ chức tín dụng hoàn toàn có quyền được chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn theo nội dung đã thỏa thuận nếu phát hiện ra tình trạng khách hàng cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
– Tổ chức tín dụng khi thực hiện việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn theo thỏa thuận thì có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay thu hồi nợ trước hạn. Để việc thông báo chấm dứt và đòi lại tiền cho vay trước thời hạn thì cần tuân thủ theo đúng quy định nội dung thông báo phải đảm bảo tối thiểu thông tin về thời điểm chấm dứt cho vay thu hồi nợ trước hạn số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn. Đồng thời, các thông tin về thời hạn hoàn toàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước thời hạn hoặc thời điểm chuyển nợ quá hạn cũng sẽ được ghi nhận đầy đủ. Bên cạnh đó, việc lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước thời hạn cũng không thể bỏ qua nếu tiến hành việc thông báo đòi lại tiền trước thời hạn;
– Xét đến trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn thì tổ chức tín dụng hoàn toàn có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay hợp đồng bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không thể hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
Như vậy với quy định nêu trên nếu ngân hàng nhận thấy việc cung cấp các thông tin sai sự thật vi phạm quy định trong thỏa thuận vai hợp đồng bảo đảm tiền vay thì ngân hàng hoàn toàn có quyền đòi lại tiền trước thời hạn đối với khách hàng. Mặc dù lỗi sai của khách hàng là việc cung cấp thông tin không đúng sự thật tuy nhiên việc chấm dứt cho vay trong thỏa thuận vay cũng phải thực hiện theo trình tự đó là thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt đòi lại tiền trước thời hạn.
3. Bên vay tiền sử dụng tiền vay trái với thỏa thuận ban đầu bị xử lý thế nào?
Căn cứ quy định của Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN 2014 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì mục đích sử dụng vốn vay là một điều khoản bắt buộc trong hợp đồng vay tín dụng, đồng thời căn cứ Điều 6 Quyết định này thì khách hàng phải đảm bảo việc Sử dụng vốn vay phải đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Xét trên thực tế nếu người vay đến ngân hàng để vay thì ngân hàng được trao quyền:
– Có thể tiến hành yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, để xuất ra được phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, lên kê hoạch cho phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
– Tổ chức tín dụng có quyền từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của Pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay.
– Có trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, giám sát quả trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
– Bên cạnh đó, phải kể đến hoạt động chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
– Nếu khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng mà không tiến hành thương lượng được với nhau thì bắt buộc thực hiện khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp, khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bỏ lãnh vay vốn;
– Có thể đưa ra quyết định về miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định tại Quy chế này; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Với mức độ hành vi nghiêm trọng hơn mà nhận thấy người vay cố tình đưa thông tin giả thông qua hợp đồng để lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt có thể sẽ bị truy cứu hình sự về một trong hai tội danh này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN 2014 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;
– Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-NHNN 2023 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.