Bắt người phạm tội là một trong những biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong tố tụng hình sự. Vậy thực chất bắt người phạm tội là gì? Như thế nào được coi là bắt người đúng pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Bắt người phạm tội là gì?
Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo. Trong trường hợp hoặc phạm tội quả tang thì cũng áp dụng đối với người chưa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Bắt người phạm tội là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp do pháp luật quy định để ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt (kể cả đối với người đang bị truy nã). Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả táng và giải ngay đến
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng, người đó bỏ trốn gây cản trở quá trình điều tra tôi phạm.
Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Khi có căn cứ cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng
– Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và khẳng định chính xác đúng người này đã thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay người này bỏ trốn.
– Khi thấy dấu vết tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị nghi là tội phạm;
– Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm tiêu hủy chứng cứ
Bắt người phạm tội trong tiếng Anh là Arrest offenders.
Định nghĩa bắt người phạm tội trong tiếng Anh như sau:
” Arrest is a deterrent measure in criminal proceedings applied to the accused or defendants. In case of or committing a crime in the act of consequence, it also applies to persons who have not been prosecuted in order to promptly prevent crimes, prevent offenders from evading law, and facilitate investigation and prosecution trial and enforcement.
Arresting offenders is a deterrent measure in criminal proceedings applied by competent persons in cases prescribed by law to prevent crimes, ensure investigation, prosecution, adjudication or judgment execution.”
2. Các trường hợp bắt người theo quy định pháp luật:
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Theo đó, các trường hợp được phép bắt người bao gồm:
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
+ Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Bắt người phạm tội quả tang
– Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
– Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bắt người đang bị truy nã
– Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
– Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ
Việc bắt người trong các trường hợp liên quan đến dẫn độ chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;
– Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
– Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Lưu ý: Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Đối với trường hợp bắt người bị truy nã, sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.
3. Xử lý hành vi bắt người trái pháp luật:
Việc bắt người theo quy định tại 05 trường hợp trên được xem ra bắt người đúng pháp luật. Ngoài các trường hợp đã nêu hoặc thuộc các trường hợp đã nêu nhưng việc tiến hành không đúng căn cứ, thẩm quyền, thủ tục thì đều bị xem là bắt người trái pháp luật và đều có thể bị xử lý.
Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về khung hình phạt cho tội bắt người trái quy định pháp luật với 03 mức:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạt tù từ 02 đến 07 năm;
- Phạt tù từ 05 đến 12 năm.
Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người phạm tội sẽ phải chịu các mức hình phạt khác nhau. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.
4. Phân biệt các trường hợp giữ người và bắt người:
Các trường hợp | Giữ người trong trường hợp khẩn cấp | Bắt người phạm tội quả tang | Bắt người đang bị truy nã | Bắt bị can, bị cáo để tạm giam | |
Trường hợp áp dụng | – Khi có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù – Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; – Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. | – Người đang thực hiện tội phạm hoặc
– Người ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt | Người đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền | – Bị can là người bị khởi tố về hình sự
– Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử | |
Thẩm quyền | – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; – Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, – Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, – Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; – Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; – Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. | – Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
– Người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. | – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; – Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; – Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
| ||
Lệnh giữ , bắt | Phải ghi rõ: – Họ tên, địa chỉ của người bị giữ, – Lý do, căn cứ giữ người quy định – Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản; – Căn cứ ban hành văn bản – Nội dung của văn bản – Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản và đóng dấu. | Không cần lệnh bắt | Phải ghi rõ: – Họ tên, địa chỉ của người bị bắt, – Lý do, căn cứ bắt người quy định – Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản; – Căn cứ ban hành văn bản – Nội dung của văn bản – Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản và đóng dấu. | ||
Thủ tục giữ / bắt | Người thi hành lệnh phải: – Đọc lệnh; – Giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ – Phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh cho người bị giữ. * Khi tiến hành giữ người tại nơi người đó cư trú phải có: đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. * Khi tiến hành giữ người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có: đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. * Khi tiến hành giữ người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của: đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. | Người thi hành lệnh, quyết định phải: – Đọc lệnh, quyết định; – Giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt – Phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. * Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có: đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. * Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có: đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. * Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của: đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. | |||
Đặc điểm | Được giữ khi có lệnh giữ người | Được bắt bất kỳ lúc nào | Không được bắt người vào ban đêm |
Kết luận: Bắt người được xem là một biện pháp ngăn chặn theo quy định của