Bất cập trong quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa? Điều kiện hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực?
Những quy định về pháp luật hợp đồng có vị trí rất quan trọng pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật các nước ngoài nói chung bởi lẽ những giao dịch trong xã hội đều được thực hiện thông quan hợp đồng mặc dù mục đích là khác nhau về kinh doanh, mua bán hay đáp ứng nhu cầu về cuộc sống thì đều liên quan đến hợp đồng. Cùng với xu thế phát triển thương mại, pháp luật về hợp đồng ngày càng được hoàn thiện hơn, các quy tắc chung về hợp đồng mang tính quốc tế cũng được ra đời để phát triển thương mại giữa các quốc gia với nhau tạo mối liên kết, hợp tác phát triển. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hợp đồng hàng hóa.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Luật dân sự 2015
Luật thương mại 2005
Nghị định 59/2006/NĐ-CP
1. Bất cập trong quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật dân sự 2005 đã quy định về hình thức hợp đồng nhưng đến năm 2015 Bộ luật dân sự mới được ban hành thì quy định trên đã được xóa bỏ mà thay vào đó về cơ bản hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thức của giao dịch dân sự đã được quy định trong Điều 119 BLDS 2015.
Theo quy định tại Điều 119 của
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Theo đó, giao dịch dân sự được phân loại gồm 03 hình thức
Thứ nhất là giao dịch dân sự thông qua lời nói:
Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là hợp đồng miệng.
Theo đó, các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói sẽ trao đổi với nhau bằng lời nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh… để diễn đạt lại những tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng. Trừ những loại hợp đồng pháp luật qui định hình thức bắt buộc bằng văn bản có chữ ký xác nhận giữa hai bên thì các hợp đồng đều có thể được lập bằng lời nói.
Thứ hai là giao dịch thông quan văn bản:
Văn bản được quy định bằng chữ viết trên một phương tiện chứa đựng cố định như soạn thảo bằng máy tính, hoặc hợp đồng viết bằng tay. Khác với hợp đồng bằng lời nói, vốn không để lại bằng chứng mà chỉ nói suông bằng lời, thì hợp đồng bằng văn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của tưng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết và phải có chữ ký của cả hai bên giao dịch
Thứ ba, giao dịch thông qua hành vi cụ thể:
Hành vi cụ thể là một hình thức thể hiện của hợp đồng hiểu theo đó, việc tuyên bố ý chí bằng lời nói hay bằng chữ viết thì đều được sử dụng bằng hành vi của con người.
Tuy nhiên, hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được nói đến trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động đơn thuần giữa hai người. Hành vi cụ thể thường được sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng
Điều 24 của Luật Thương mại năm 2005 , quy định:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Hình thức của hợp đồng không chỉ là một trong những giá trị chứng cứ khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu về hình thức. Mặc dù Bộ luật lao động, Luật thương mại đã có những quy định về hình thức hợp đồng, trong đó ghi nhận rõ ràng các hình thức, nhưng nhìn chung, toàn bộ quy định liên quan về hình thức của hợp đồng chưa thể hiện được quan điểm pháp lý mang tính toàn diện và hệ thống.
Theo đó bất cập nhất trong hình thức hợp đồng là hình thức hợp đồng bằng lời nói. Bởi lẽ, số lượng những vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là hợp đồng miệng, bằng lời nói. Thực tế xét xử cho thấy, các hợp đồng mua bán hàng hóa giao kết bằng lời nói nhiều hơn các hợp đồng giao kết bằng văn bản.
Đối với những hợp đồng giao kết bằng lời nói, nếu không có bên thứ ba làm chứng, sẽ tạo rất nhiều khó khăn cho thẩm phán trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp. Do vậy, Bộ luật dân sự, Luật thương mại cần quy định chi tiết hơn về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án có cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa; đồng thời đảm bảo được quyền và lợi hợp pháp của các bên, vì đây là giao dịch hết sức phổ biến của đời sống dân sự, dễ có những xung đột về lợi ích giữa các chủ thể. Nhận thấy một bản hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết với những điều khoản được quy định rõ ràng là căn cứ xác đáng nhất để các bên thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực và tự nguyện.
2. Điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm bốn đặc điểm cơ bản sau:
– Chủ thể hợp đồng: hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể và chủ yếu là giao dịch giữa các thương nhân.
– Hình thức hợp đồng: hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định thiết lập dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể của các bên giao kết.
– Đối tượng hợp đồng: hợp đồng mua bán hàng hóa phải là hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản và những vật gắn liền với đất đai. Hàng hóa ở đây phải là loại hàng hóa hợp pháp, được phép kinh doanh.
– Nội dung hợp đồng: trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa các bên, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận.
Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì hợp đồng đó phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, không có điều khoản nào quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“ 1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2 . Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, về nguyên tắc giao kết hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên. Các bên tự do trong việc thể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bên đồng thời không xâm phạm lợi ích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ.
Theo quy định của BLDS:” việc giao kết hợp đồng nói chung và
Thứ hai, về chủ thể tham gia, giao kết hợp đồng: Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa và hàng hóa được quy định là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai hoặc những vật gắn liền với đất đai.
Như vậy, hàng hóa trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc có thể sẽ được hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản. Tuy nhiên, những hàng hóa này phải là những hàng hóa hợp pháp và phải không thuộc những trường hợp hàng hóa bị cấm kinh doanh.
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là đối tượng đặc biệt thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi tiến hành kinh doanh các ngành nghề đó đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh.
Thứ tư, nội dung của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thông thường bao gồm các điều khoản: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng….
Ngoài ra, các bên còn có thể thỏa thuận về các điều khoản khác của hợp đồng và các điều khoản của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, điều khoản nào mà trái pháp luật thì điều khoản đó sẽ vô hiệu.
Thứ năm, hình thức của hợp đồng: Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa:
“ 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.
Như vây, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được kí kết dưới mọi hình thức, trừ những hợp đồng có quy định chuyên ngành như: hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán điện,… thì bắt buộc phải bằng văn bản và có chữ ký xác nhận của hai chủ thể giao dịch.
Ngoài ra, Luật thương mại 2005 còn có một số quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với người nước ngoài; hàng hóa phải là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán; hoạt động mua bán phải được lập thành văn bản…