Khái quát về quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự? Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền?
Quyền dân sự là sự ghi nhận của pháp luật đối với các cá nhân, pháp nhân trong xã hội khi tồn tại trong sự phát triển của các mối quan hệ, của hình thái kinh tế, chính trị. Để bảo đảm quyền cho chủ thể mang quyền, thì cần phải có một cơ chế bảo vệ, mà thông qua đó, chủ thể tự mình bảo vệ quyền hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền. Nhận thấy được nhiều tính ưu điểm, trong việc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích nội dung này trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự?
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quyền” là điều mà Nhà nước và pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”. Quyền là một phạm trù mang tính xã hội và cũng mang tính pháp lý, quyết định hành vi của các chủ thể và do sự tác động của quyền đối với hành vi của các chủ thể và sự phát triển của xã hội cho nên ở những mức độ khác nhau, dù muốn hay không tất cả các Nhà nước đều phải thừa nhận và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bằng ghi nhận trong hệ thống pháp luật.
Trong các bài viết của Luật Dương Gia về liên quan về quyền dân sự, chúng tôi đều thống nhất được ra khái niệm quyền dân sự là cách xử sự được phép của người có quyền năng. Ở một khía cạnh nhất định, quyền dân sự cũng chính là những lợi ích mà chủ thể tham gia quan hệ dân sự mong muốn đạt được.
Căn cứ vào tính chất và lĩnh vực phát sinh của quyền dân sự, có thể thấy quyền dân sự có một số đặc điểm chủ yếu như là:
– Quyền dân sự là quyền phát sinh trong một lĩnh vực hoạt động đặc thù gọi là lĩnh vực dân sự, ở đâu có quan hệ quyền uy, phục tùng, ở đó không xuất hiện quyền dân sự;
– Quyền dân sự chủ yếu phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với pháp nhân và pháp nhân với pháp nhân, được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của họ; và quyền dân sự được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt, “bảo vệ” là “chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn”. Trong bộ luật dân sự, bảo vệ quyền dân sự được quy định như sau: “Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:….” Có thể hiểu bảo vệ quyền dân sự theo quy định của bộ luật dân sự là các biện pháp cần thiết được pháp luật quy định mà cá nhân người bị vi phạm tự áp dụng hay yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng để nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền cho người có quyền dân sự bị xâm phạm.
Như vậy, có thể nói rằng, bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền là một trong hai biện pháp bảo vệ quyền dân sự, bên cạnh biện pháp tự bảo vệ quyền dân sự.
2. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền?
Nội dung về “bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền” được quy định tại Điều 14 Bộ luật dân sự, cụ thể:
“1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.”
Việc tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trong, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân xuất phát từ nguyên tắc chung đã được ghi nhận ở Điều 2, Bộ luật dân sự: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền là những chủ thể có khả năng bảo vệ quyền của cá nhân, pháp nhân một cách triệt để nhất phải thực hiện theo đúng nguyên tắc này, đây sẽ là kim chỉ nam để cho mọi hoạt động bảo vệ quyền dân sự được thực hiện đúng pháp luật và hiệu quả.
Theo quy định trên, thì cá nhân pháp nhân có quyền lựa chọn việc bảo vệ quyền được thực hiện bởi cơ quan hành chính hoặc bằng con đường tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Trọng tài hiện hành thì chỉ tập trung vào giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, điều này có vẻ như không phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, điều này đòi hỏi Luật Trong tài thương mại cần có những mở rộng trong phạm vi điều chỉnh.
Thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền dân sự đề cao vai trò của Tòa án, ngay trong chính quy định trên, có khẳng định rằng: ‘Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án”. Điều này chứng minh, Tòa án là cơ quan độc lập, có thẩm quyền chung trong việc bảo vệ quyền dân sự cho cá nhân, pháp nhân. Hoạt động giải quyết các tranh chấp dân sự hay khi quyền dân sự bị xâm phạm được thực hiện bởi tòa án thông qua thủ tục tố tụng dân sự, bắt đầu bằng đơn khởi kiện của cá nhân, pháp nhân, Đơn khởi kiện là hình thức pháp lý đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ của Tòa án. Trong trường hợp người dân lựa chọn giải quyết quan hệ dân sự bằng hòa giải ngoài tòa án thì, theo
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định là không nhiều, hoạt động của cơ quan hành chính thực hiện qua các dạng thức: Dạng thức không hành động; Dạng thức cung cấp cơ sở bảo vệ quyền; Dạng thức ngăn chặn các tranh chấp, vi phạm giữa các chủ thể.
Nội dung đáng chú ý nhất trong quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền là việc “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” . Thực tiễn lập pháp của một số nước cho thấy, trong Bộ luật dân sự của các nước này thường có quy định, theo đó, trong trường hợp không có quy định của luật thì thẩm phán cũng không được phép từ chối giải quyết yêu cầu về bảo vệ quyền dân sự của người dân. Ví dụ: khoản 2 Điều 1 Bộ luật dân sự Thụy Sỹ quy định, trong trường hợp không có luật để áp dụng thẩm phán giải quyết theo tập quán và nếu không có tập quán thì theo quy tắc mà nhà lập pháp sẽ quy định. Như vậy, sự ghi nhận và tiếp cận với quy định này xuất phát từ thực tiễn pháp lý của các quốc gia trên thế giới, từ thực tiễn đòi hỏi giải quyết các vụ việc dân sự ngày càng đa dạng trong cuộc sống và xuất phát từ tính bảo vệ quyền dân sự một cách tối đa của cá nhân, pháp nhân.
Liên quan đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân,
Để phát huy vai trò bảo vệ công lý của Tòa án theo quy định của
Quy định này xác định rõ trách nhiệm của Tòa án, trong việc giải quyết tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự. Cùng với quy định đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã ghi nhận các công cụ pháp lý đầy đủ hơn cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp này. Theo đó, khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không áp dụng được tập quán, tương tự pháp luật thì Tòa án có quyền vận dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết. Đây thực sự là một đột phá quan trọng góp phần thực hiện, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự.