Lý lịch tư pháp là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu trong nhiều thủ tục hành chính tại Việt Nam như hồ sơ du học, hồ sơ xin nhập quốc tịch, hồ sơ xin việc làm ... Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì bao nhiêu tuổi sẽ được xin phiếu lý lịch tư pháp?
Mục lục bài viết
1. Bao nhiêu tuổi thì được xin cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Lý lịch tư pháp là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Lý lịch tư pháp là lý lịch về thông tin án tích của người bị kết án bằng bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, trong lý lịch tư pháp sẽ ghi nhận cụ thể về tình trạng thi hành án và việc cấm cá nhân đảm nhiệm một chức vụ nhất định, cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp/hợp tác xã đó đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố phá sản.
Đồng thời, phiếu lý lịch tư pháp là văn bản do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Việt Nam cung cấp, phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh cá nhân có án tích hay không có án tích, cá nhân đó bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp/hợp tác xã đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố phá sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó:
– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam là chủ thể có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp;
– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích phục vụ cho công tác điều tra, công tác truy tố và xét xử trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình;
– Cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, phục vụ cho hoạt động đăng ký kinh doanh, phục vụ cho quá trình thành lập và quản lý doanh nghiệp/hợp tác xã.
Theo đó thì có thể nói, lý lịch tư pháp là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, phiếu lý lịch tư pháp cũng là một văn bản không thể thiếu của các cá nhân. Tuy nhiên pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về bao nhiêu tuổi thì mới có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, điều này chứng tỏ công dân Việt Nam không phân biệt độ tuổi thì đều có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Các hành vi nào bị cấm trong quá trình cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Bao gồm:
– Hành vi khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp;
– Có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến lý lịch tư pháp;
– Giả mạo thành phần hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp;
– Có hành vi tẩy xóa, giả mạo, sửa chữa phiếu lý lịch tư pháp;
– Cấp phiếu lý lịch tư pháp có nội dung trái sự thật, trái thẩm quyền, trái quy định của pháp luật, không đúng đối tượng;
– Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, sử dụng trái quy định của pháp luật và xâm phạm đến bí mật đời tư cá nhân.
Cần phải lưu ý các hành vi bị cấm trong quá trình cấp phiếu lý lịch tư pháp nêu trên để không bị xử phạt ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được cung cấp dựa trên cơ sở bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định của tòa án tuyên bố doanh nghiệp hoặc tuyên bố hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật;
– Cần phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng bí mật đời sống riêng tư của cá nhân;
– Thông tin lý lịch tư pháp bắt buộc phải được cung cấp, tiếp cận, cập nhật, xử lý kịp thời, đầy đủ, chính xác, xử lý theo đúng trình tự thủ tục do luật lý lịch tư pháp quy định, cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của tất cả các thông tin trong phiếu lý lịch tư pháp mà mình đã cung cấp.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong vấn đề quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Cụ thể như sau:
(1) Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quy định và thống nhất quản lý nhà nước trong vấn đề lý lịch tư pháp.
(2) Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền phối hợp với Chính phủ trong quá trình thực hiện thủ tục quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
(3) Bộ tư pháp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đồng thời cần phải có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Lập kế hoạch và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trực tiếp ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền trong lĩnh vực lý lịch tư pháp;
+ Chỉ đạo và tổ chức quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong vấn đề lý lịch tư pháp, tổ chức hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, tiến hành các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức đang làm việc và công tác trong lĩnh vực lý lịch tư pháp;
+ Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp, tiến hành hoạt động thanh tra kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, giải quyết theo đúng thẩm quyền đối với các khiếu nại/tố cáo trong quá trình thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
+ Ban hành các biểu mẫu và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ sổ sách liên quan đến lý lịch tư pháp, thực hiện hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý về lý lịch tư pháp;
+ Thực hiện nhiều biện pháp hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, đồng thời định kỳ hằng năm cần phải lập văn bản báo cáo lên Chính phủ về quá trình hoạt động quản lý trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.
(4) Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ ngoại giao và các bộ ban ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp chặt chẽ với Bộ tư pháp để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.
(5) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, đồng thời có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Tiến hành hoạt động chỉ đạo, tổ chức quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp, tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật và phổ biến pháp luật trong lĩnh vực lý lịch tư pháp;
+ Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho quá trình hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;
+ Thanh tra kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, giải quyết theo thẩm quyền đối với các khiếu nại tố cáo trong quá trình thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
+ Triển khai ứng dụng tối đa các thành tựu khoa học công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn cụ thể của Bộ tư pháp, đồng thời hằng năm cần phải lập báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ tư pháp báo cáo tình hình hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương theo chức năng và nhiệm vụ của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2020 Luật lý lịch tư pháp.
THAM KHẢO THÊM: