Một số nội dung pháp lý liên quan đến biện pháp bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng hiện nay.
Với bản chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo lãnh hay bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác trong quan hệ dân sự như đặt cọc, cầm cố, thế chấp, tín chấp, ký quỹ,… được coi là một phần không tách rời với hợp đồng (nếu các chủ thể có lựa chọn biện pháp bảo đảm cho việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng), nhưng vẫn có giá trị độc lập tương đối. Ðiều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, trao đổi và đưa ra quan điểm của mình. Bên cạnh đó, Ðiều 317 “Bộ luật dân sự 2015” về chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm quy định:
“Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thỏa thuận khác”.
Việc phân định rõ vị trí pháp lý của các biện pháp bảo đảm với hợp đồng chính, hợp đồng phụ sẽ giúp cho các bên liên quan hiểu rõ nghĩa vụ pháp lý của mình, đặc biệt trong quan hệ bảo lãnh, một quan hệ vừa mang tính đối nhân – có sự tham gia của người thứ ba, vừa có thể mang tính đối vật – nếu quan hệ bảo lãnh có sự thế chấp, cầm cố tài sản của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh.
1. Quy định pháp luật hiện hành về bảo lãnh
Khái niệm: Ðiều 361 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Hình thức bảo lãnh: Bắt buộc phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính). Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Ðặc điểm
Thứ nhất, bảo lãnh là quan hệ giữa ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Trong số bảy biện pháp bảo đảm, có hai biện pháp có sự tham gia trực tiếp của người thứ ba, đó là bảo lãnh và tín chấp. Tuy nhiên, tín chấp có phạm vi chủ thể rất hẹp, đó là bên tín chấp là tổ chức chính trị, xã hội tại cơ sở, bên nhận tín chấp là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, bên được tín chấp là cá nhân, hộ gia đình nghèo. Tín chấp hoàn toàn được hiểu là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân, không có chế tài về tài sản đối với bên tín chấp. Còn trong quan hệ bảo lãnh, chủ thể tham gia có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Chế tài xử lý tài sản của bên bảo lãnh được pháp luật quy định rất cụ thể “trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”.
Thứ hai, yêu cầu về chủ thể bảo lãnh: Mặc dù pháp luật không quy định yêu cầu của chủ thể bảo lãnh, nhưng trên thực tế, các chủ thể này thường phải đảm bảo một trong các tiêu chí sau:
– Có uy tín hoặc
– Có tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình
– Vừa có uy tín, vừa chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ.
Thứ ba, giống như các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác, bảo lãnh vừa có mối quan hệ mật thiết với
Căn cứ theo Ðiều 317 “Bộ luật dân sự 2015” tôi vừa viện dẫn ở trên và Ðiều 410 “Bộ luật dân sự 2015” về hợp đồng dân sự vô hiệu, điều này khẳng định biện pháp bảo đảm là một biện pháp gắn bó mật thiết với hợp đồng, nhưng không phải là một phần của hợp đồng hoặc là nội dung của hợp đồng, dù có thể được ghi trong hợp đồng chính. Bởi các lý do sau: Biện pháp bảo đảm kèm theo nghĩa vụ không đương nhiên được chuyển giao nếu không có thỏa thuận khác. Như vậy, cũng có thể nói, biện pháp bảo đảm không phải là một phần của nghĩa vụ, mà chỉ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, điều này cũng có nghĩa nó không thuộc hợp đồng mà chỉ là biện pháp bảo đảm ký kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ; Ðiều này một lần nữa được khẳng định tại Ðiều 410 Bộ luật dân sự 2005, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Quy định này đã gây nên rất nhiều tranh cãi cả trên lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn áp dụng.
Về phương diện pháp lý, có quan điểm cho rằng, khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, tức là hợp đồng đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận5, thì các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự không còn ý nghĩa, do vậy cũng phải bị vô hiệu.
>>> Luật sư
3. Một số ưu điểm của biện pháp bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng
Thứ nhất, chủ thể: Pháp luật hiện hành không hạn chế chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh, cũng không yêu cầu về tư cách chủ thể hoặc tài sản của bên bảo lãnh. Ðây là yếu tố khá thuận lợi giúp các bên tự do lựa chọn hình thức này. Có thể nói, trong các hợp đồng tín dụng hiện nay, bảo lãnh là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến với những điều kiện, thủ tục thuận tiện và hành lang pháp lý đối với biện pháp này được quy định tương đối đầy đủ. Trên thực tế, không phải lúc nào bên đi vay cũng có đủ tài sản để cầm cố hay thế chấp đảm bảo trả nợ khi đến hạn. Do vậy, quy định mở về sự tham gia của bên thứ ba sẽ giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân có khả năng được vay vốn, tháo gỡ khó khăn, còn bên bảo lãnh cũng không bị ràng buộc quá nhiều trách nhiệm pháp lý theo luật khi giao kết giao dịch bảo đảm (trừ trường hợp bên bảo lãnh phải cầm cố, thế chấp tài sản của mình và/hoặc phải đăng ký giao dịch bảo đảm để đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên). Ngoài ra, trong một số trường hợp, đây còn được coi là biện pháp “ba bên cùng có lợi”: Tổ chức tín dụng cho vay để thu lãi, người đi vay có thể được vay vốn để trang trải hoặc tiếp tục sản xuất kinh doanh, người bảo lãnh sẽ được nhận khoản thù lao cho việc bảo lãnh của mình.
Thứ hai, chế tài về tài sản đối với bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đến hạn. Ðiều này tạo sự yên tâm cho tổ chức tín dụng khi chấp nhận cho một tổ chức, cá nhân nào đó vay tiền khi có người bảo lãnh.