Tác phẩm kiến trúc là gì? Đăng ký bảo hộ tác phẩm kiến trúc? Quy định về đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc?
Chúng ta có thể thấy, hiện nay với công nghệ phát triển kéo theo đó là việc sao chép, chụp chiếu, photo lại những tác phẩm, bài văn, bài hát do nghệ sỹ sáng tác rất phổ biến, việc dạo nhạc, chế lời, lấy bản quyền cũng không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để bảo hộ các quyền của tác giả thì Bộ luật sở hữu trí tuệ được ban hành để bảo vệ, bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm được côi là đứa con tinh thần của chính họ. Vậy,
1. Quyền tác giả là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Theo đó, pháp luật quy định cả về Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
Lưu ý: Ký tự khác là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
– Tác phẩm báo chí
– Tác phẩm âm nhạc
– Tác phẩm sân khấu
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
– Tác phẩm nhiếp ảnh
– Tác phẩm kiến trúc
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
Theo đó, tác phẩm kiến trúc thuộc quyền bảo hộ của tác giả
2. Tác phẩm kiến trúc là gì?
Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tác phẩm kiến trúc là đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ). Trường hợp tác giả tác phẩm đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì tác giả là chủ sở hữu quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong trường hợp tác giả tác phẩm không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (tác giả sáng tạo tác phẩm dựa trên cơ sở hợp đồng làm việc, nhiệm vụ được giao) thì tác giả sở hữu quyền nhân thân và chủ sở hữu tác phẩm sở hữu quyền tài sản.
3. Đăng ký bảo hộ tác phẩm kiến trúc:
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả được hình thành kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định. Việc bảo hộ tác phẩm kiến trúc không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, đó là một thủ tục cần thiết để tác giả tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bao gồm:
– Đơn xin đăng ký về quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm phải được viết bằng tiếng Việt.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ trong đó thể hiện đầy đủ và rõ ràng ý tưởng sáng tạp của tác phẩm kiến trúc bằng bản vẽ thiết kế và hai bộ ảnh đen trắng đối với sa bản và mô hình (nếu có)
–
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, thừa kế;
– Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
– Văn bản đồng ý của đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Bản sao chứng minh thư của tác giả;
Theo đó đối với tác phẩm kiến trúc của mình thì tác giả có quyền:
Quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc được khẳng định và bảo hộ trong suốt quá trình từ sáng tạo đến xây dựng và sử dụng. Quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc bao gồm:
Thứ nhất, Quyền công bố, đứng tên tác phẩm
Tác giả có quyền tự mình công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm kiến trúc do mình sáng tạo ra dưới các hình thức:
– Các đồ án dự thi hoặc đồ án thiết kế.
– Trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình…
– Trong các ấn phẩm: báo, tạp chí, sách, phim ảnh, băng hình tài liệu được phổ biến tại các hội thảo.
– Trưng bày tại các triển lãm.
– Đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc.
Việc công bố tác phẩm kiến trúc ở nước ngoài của tác giả Việt Nam phải theo đúng quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung tác phẩm kiến trúc đưa công bố phải đạt yêu cầu sau:
– Tài liệu thiết kế: các hình vẽ chủ yếu thể hiện được ý đồ và giải pháp kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, bối cảnh…)
– Công trình đã xây dựng xong (có thêm ảnh chụp)
Tác phẩm kiến trúc được coi như đã công bố khi:
– Gửi đi dự thi và được chấp nhận.
– Đăng ký tại một tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân và được cơ quan phê duyệt.
Đã đăng ký tại cơ quan bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc.
– Đã được trình bày tại các triển lãm hoặc trên các ấn phẩm chuyên ngành kiến trúc.
– Công trình xây dựng xong.
Đứng tên tác phẩm:
– Trong bất kỳ hình thức công bố nào như quy định trên, tác giả được quyền ghi tên mình (tên khai sinh hoặc bút danh, bí danh) với danh nghĩa là tác giả.
– Các cơ quan thông tin đại chúng phải nên tên tác giả khi giới thiệu tác phẩm kiến trúc.
– Đối với các công trình đã xây dựng được thực hiện việc gắn biển hình thức, nội dung và vị trí gắn biển do Bộ Xây dựng quy định trong văn bản riêng.
Thứ hai, Quyền bảo vệ tác phẩm.
– Tác giả được quyền bảo vệ tác phẩm của mình trong thẩm tra xét duyệt thiết kế, trong thi công và sử dụng công trình.
– Tác giả được ưu tiên thiết kế ở những giai đoạn tiếp theo sau khi phương án thiết kế dự thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) đã được phê duyệt.
– Trong quá trình thi công xây dựng tác giả có quyền giám sát tác phẩm theo các quy định hiện hành. Mọi sửa đổi bản thiết kế đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của tác giả, chủ công trình và cơ quan phê duyệt. Trường hợp các sửa đổi không có chấp nhận sẽ do một hội đồng gồm đại diện chủ công trình, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Bộ, Sở Xây dựng), đơn vị thi công và tác giả cùng xem xét, quyết định.
-Tác giả là một thành viên của đại diện tổ chức thiết kế trong Hội đồng nghiệm thu các cấp.
– Trong quá trình sử dụng chủ sở hữu công trình muốn thay đổi hình khối, các yếu tố tổ hợp mặt đứng, tổ chức không gian, kết cấu chịu lực chính cần thoả thuận với tác giả hoặc với cơ quan quản lý xây dựng có thầm quyền đối với trường hợp không hỏi được tác giả (tác giả ở xa hoặc đã chết).
Thứ ba, Quyền lợi về vật chất.
– Tác giả của các tác phẩm kiến trúc làm theo đơn đặt hàng được hưởng tiền thiết kế và tiền thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước, hoặc theo sự thoả thuận với người đặt hàng.
– Việc phân phối tiền thiết kế và tiền thưởng cho tác giả là thành viên của tổ chức thiết kế đó quy định theo sự quản lý chung của Nhà nước.
– Tác giả được hưởng quyền lợi vật chất theo quy chế hiện hành khi tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo, sử dụng lại tác phẩm của mình.
Thứ tư, Bảo hộ quyền tác giả.
– Các quyền tác giả được bảo hộ theo luật định và mọi tác giả đều được bảo hộ quyền này bình đẳng trước pháp luật.
– Mọi vi phạm và tranh chấp về quyền tác giả, tuỳ theo nội dung và tính chất sẽ được giải quyết bằng quyết định của cơ quan bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc với sự tham gia của Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước, cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền hoặc của toà án theo Điều 6 của Nghị định số 142-HĐBT.
Như vậy, đối với các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, thời gian bảo hộ tác phẩm kiến trúc là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.