Pháp luật có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả. Pháp luật quy định về chủ thể có quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo hộ quyền tác giả, những hành vi nào bị ngăn cấm,... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về bảo hộ quyền tác giả.
Mục lục bài viết
1. Bảo hộ quyền tác giả là gì?
Tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “bảo hộ” có nghĩa là sự che chở và không dễ bị tổn thất. Như vậy, bảo hộ quyền tác giả chính là sự đảm bảo của Nhà nước đối với các tác phẩm để các tác phẩm đó không bị xâm phạm hay tổn thất bởi người khác. Thông qua các quy định của pháp luật để xác định các quyền của các chủ thể đối với tác phẩm, xác định hành vi bị coi là xâm phạm cũng như thiết lập các phương thức bảo vệ quyền của tác giả, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo hộ của mình một cách thuyết phục nhất. Ở Việt Nam, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lần đầu được quy định trong Phần thứ V, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Từ đó có thể hiểu bảo hộ quyền tác giả chính là bảo vệ cho quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ tạo ra hoặc sở hữu không bị tổn thất, xâm phạm.
Trước đó, những khái niệm được sử dụng thường xuyên là “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “thực thi quyền sở hữu trí tuệ”. Công ước Berne, Hiệp ước WCT đều sử dụng khái niệm bảo hộ quyền tác giả và thực thi quyền tác giả.
Dưới góc độ pháp lý, thì bảo hộ quyền tác giả chính là tổng hợp các quy định pháp luật nhằm bảo hộ bằng pháp luật những quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm của họ.
Như vậy, bảo hộ quyền tác giả được định nghĩa một cách chung nhất, là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo.
Bảo hộ quyền tác giả tiếng Anh là “Copyright protection“.
2. Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả:
Bảo hộ quyền tác giả gồm các nội dung:
(i) Xác lập, công nhận quyền tác giả cho các cá nhân, tổ chức;
(ii) Quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả;
(iii) Bảo vệ quyền tác giả chống lại các hành vi xâm phạm
Bảo hộ quyền tác giả được xem là một trong những nội dung quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. Bảo hộ quyền tác giả nhằm mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả, tạo động lực thúc đẩy quá trình sáng tạo tác phẩm trong cộng đồng. Đồng thời, hướng tới một cộng đồng tôn trọng “tài sản trí tuệ”, thúc đẩy quá trình sáng tạo nghệ thuật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Bên cạnh đó, bảo hộ quyền tác giả còn có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả là sự bảo hộ dành cho tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ tất cả các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác giả tập trung vào việc bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình, những giá trị tinh thần, quyền nhân thân gắn liền giữa tác giả và tác phẩm.
Thứ hai, để được bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm, tác giả của tác phẩm đó không phải đăng ký với bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Đăng ký bản quyền tác giả là hình thức không bắt buộc, theo quy định tại điều 6 Luật sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Vì vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó. Đây là đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả, khác với thủ tục phải đăng ký để được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp.
Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ. Việc bảo hộ quyền tác giả là cam kết của một nhà nước bảo vệ các quyền của người đã sáng tạo ra tác phẩm. Đương nhiên, mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật khác nhau, không thể mang các thiết chế pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam để áp dụng cho Anh hay Mỹ. Một tác phẩm được bảo hộ với nội dung các quyền và cơ chế bảo hộ thế nào chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia mà thôi. Một hành vi được gọi là vi phạm quyền tác giả đối với một tác phẩm hay không tùy thuộc vào quy định của hệ thống pháp luật có hiệu lực tại quốc gia nơi có yêu cầu bảo hộ.
Theo Luật sở hữu trí tuệ thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm – là sản phẩm được “sáng tạo” trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký – và được bảo hộ kể từ thời điểm tác phẩm ấy được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả:
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ)
Loại hình tác phẩm được bảo hộ:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Những tác phẩm trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm từ người khác
( Điều 14
4. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả:
Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân
Quyền tự do sáng tạo của cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó. ( Điều 40
Nhà nước đã tạo thế chủ động và ghi nhận quyền tự do sáng tạo của cá nhân trong đạo luật cơ bản là Hiến pháp – đạo luật là cơ sở pháp lý của cả hệ thống pháp luật. Luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ cũng phải dựa vào quy định của Hiến pháp và cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp. Với các quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân; người sáng tạo có quyền tự do trong việc chọn đề tài, hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm, giao kết hợp đồng chuyển giao tác phẩm, …
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng , tự định đoạt của các chủ thể
Cũng như nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân, nguyên tắc bình đẳng được quy định tại Điều 15 Hiến pháp năm 2013: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ”. Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho tất các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân. Quyền tác giả, quyền của người sáng tác văn học, nghệ thuật, khoa học nói riêng, không phân biệt quốc tịch, hay là người nước ngoài, không phân biệt độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, tình trạng tài sản, địa vị xã hội và phương pháp tạo ra tác phẩm,… Mọi cá nhân đều có quyền hoạt động sáng tạo để tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kể cả cá nhân đó là người nước ngoài. Những sản phẩm, tác phẩm đều có các quyền về tinh thần và về vật chất như nhau .
Các tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm . Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng , khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất . Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm
Ý chí của mỗi người là khác nhau, nên khi sáng tạo ra các tác phẩm thì cũng sẽ có những nội dung phải khác nhau, không sao chép.
Nguyên tắc bảo đảm tính không trùng lặp của tác phẩm được thể hiện ở những nội dung sau :
– Tác phẩm được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo , không phải là cách sắp xếp diễn đạt đơn thuần , bắt chước cách diễn đạt , thể hiện ngôn từ , màu sắc , khuôn mẫu có sẵn trong tác phẩm của người khác ;
– Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc (bản đầu tiên của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra). Điều đó không có nghĩa là chủ đề , nội dung hay ý tưởng của tác phẩm phải mới mà đặt ra cho người sáng tác về hình thức thể hiện mới của ý tưởng đó và do
– Bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm . Đây là một trong các quyền nhân thân của tác giả . Xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả , bởi vì trong quá trình sáng tạo tác phẩm , tác giả đã có tư tưởng độc lập , những tư duy riêng của mình vào tác phẩm với cách sắp xếp , trình bày , diễn đạt ý tưởng đó theo phong cách và kinh nghiệm nghề nghiệp vốn có của mình. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong câu chữ hoặc sự cắt xén ngôn từ , nốt nhạc hay thêm vào một chi tiết nào đó vào bức tranh, … là đã mất đi sự sáng tạo của tác giả . Không ai có quyền thay đổi tác phẩm với bất cứ lí do hay mục đích nào nếu không được sự đồng ý của tác giả .
5. Thủ tục bảo hộ quyền tác giả:
Để có thể được bảo hộ quyền tác giả, thì các tác giả phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả
Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. (Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Người nộp đơn: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả. Tờ khai đăng ký do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cấp và hướng dẫn. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt, do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tế và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bảo ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;… thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với thông tin ghi trong đơn.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
–
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các văn bản trên phải được làm bằng tiếng Việt, nếu là tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. ( Điêu 50 Luật Sở hữu trí tuệ)
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký:
Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.” (Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019)
Như vậy, sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trường hợp từ chối cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giải thì phải thông báo bằng văn bảo cho người nộp đơn.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 54 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.