Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/ 12/ 2001.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văng bằng bảo hộ.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng thông qua các điều ước quốc tế song phương:
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/ 12/ 2001.
a. Quy định nguyên tắc xuyên suốt trong việc xác lập bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp
Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền ở hữu trí tuệ và mọi lợi ích từ quyền đó. Việt Nam và Hoa Kỳ đã cam kết dành cho công dân và pháp nhân của nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Việt Nam và Hoa Kỳ dành cho công dân và pháp nhân nước mình.
b. Quy định rõ đối tượng bảo hộ, các tiêu chuẩn bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với quyền sở hữu công nghiệp các đội tượng được bảo hộ theo Hiệp định bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, kiểu dáng công nghiệp.
>>> Luật sư
Ngoài các đối tượng trên, Việt Nam và Hoa Kỳ còn có nghĩa vụ bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đã được quy định trong các điều ước quốc tế đa phương mà Hiệp định đã dẫn chiếu tới là Công ước Paris 1967 về quyền sở hữu công nghiệp, công ước UPOV 1978 và 1991 về bảo hộ giống thực vật mới.
c. Quy định các biện pháp để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, bao gồm: các quy định về thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt; quy định về thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính; quy định về các biện pháp tạm thời; quy định các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và các biện pháp để giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
d. Quy định về việc trợ giúp kỹ thuật và việc chuyển tiếp trong quá trình thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.