Quyền của người biểu diễn là một nội dung được pháp luật quy định và ghi nhận để người biểu diễn có các quyền cơ bản khi tham gia hoạt động biểu diễn. Người biểu diễn được xem là cầu nối giữa tác giả và công chúng để lưu giữ các giá trị văn hóa khác nhau. Người biểu diễn là gì? Bảo hộ quyền của người biểu diễn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người biểu diễn là gì?
Người biểu diễn là người thực hiện các hoạt động sáng tạo trong việc thể hiện các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả, người biểu diễn bao gồm: diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công và những người khác đóng vai trò diễn, đọc, ngâm, trình bày hoặc các thể hiện khác tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học (Điều 16,
Chủ thể biểu diễn là người thực hiện các hoạt động biểu diễn. trong trường hợp người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư là có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Nếu người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
2. Bảo hộ quyền của người biểu diễn:
Tại Điều 29. Quyền của người biểu diễn
1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát
b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
c) Phát
d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.
Sự phát triển của những công nghệ này không chỉ giúp người biểu diễn định hình, và để có thể sao chép và truyền phát cuộc biểu diễn của mình tới đông đảo công chúng một cách nhanh chóng mà còn là công cụ tạo thu nhập cho họ. Bên cạnh đó cũng chính những bản sao cuộc biểu diễn đó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng kiểm soát công chúng tiếp cận với cuộc biểu diễn của họ. Thế nên các nhu cầu để bảo vệ quyền của họ là thực sự cần thiết vì Không khó để nhận ra người biểu diễn đã đóng góp không nhỏ sức sáng tạo trong quá trình biểu diễn các tác phẩm
Nếu như đối với buổi biểu diễn trực tiếp trên thự tế, chỉ cần thông qua khâu kiểm soát vé vào cửa là có thể khống chế được công chúng tiếp cận buổi biểu diễn, thì nay, với vô số bản sao băng từ hay bản lưu dưới dạng điện tử, khả năng kiểm soát và khống chế các cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng và khai thác cuộc biểu diễn của người biểu diễn bị hạn chế, khả năng thụ hưởng thù lao, thu hồi chi phí và đầu tư cho cuộc biểu diễn bị đe doạ. Vì vậy yêu cầu bảo hộ quyền của người biểu diễn càng trở nên bức thiết
Theo đó có thể thấy pháp luật đã có quy định cụ thể về bảo hộ quyền đối với người biểu diễn. Việc bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả, trong đó có quyền của người biểu diễn, góp phần củng cố và hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền tác giả. Khi quyền của người biểu diễn được bảo hộ, người biểu diễn nhận được thù lao xứng đáng với công sức đã bỏ ra trong quá trình thể hiện tác phẩm, từ đó, sẽ càng nỗ lực truyền bá các sản phẩm sáng tạo của các tác giả, góp phần nâng cao giá trị của các tác phẩm theo quy định của pháp luật. Theo đó mà khi biểu diễn các tác phẩm, người biểu diễn trước tiên phải tuân thủ các nghĩa vụ xin phép và trả tiền bản quyền cho tác giả theo quy định của pháp luật, khi đó tác giả sẽ được thụ hưởng các quyền mà pháp luật cho phép.
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho buổi biểu diễn:
3.1. Các trường hợp được bảo hộ:
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Theo quy định của pháp luật thì buổi biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
– Được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của
– Chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định
– Được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3.2. Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả cho buổi biểu diễn:
– Dấu hiệu của buổi biểu diễn:
+ Phải có sự hiện diện của người biểu diễn. Theo đó mà với những cuộc biểu diễn chỉ có âm thanh hay ánh sáng thì không là đối tượng của quyền liên quan theo quy định
+ Phải được thực hiện, định hình, phát song. Tuy nhiên dấu hiệu định hình không bắt buộc. Đặc điểm này khác với đối tượng bảo hộ của quyền tác giả.
+ Không nhất thiết phải có khán giả. Trong một số trường hợp, buổi biểu diễn không cần sử dụng những tác phẩm có sẵn.
+ Chủ thể của quyền liên quan là người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Chủ thể quyền liên quan mang tính chuyên nghiệp vì mục đích thương mại.
– Căn cứ xác lập:
+ Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
– Về điều kiện: Đối tượng của quyền liên quan chỉ được bảo hộ với 2 điều kiện:
+ Có tính nguyên gốc: Không sao chép, được tạo ra mọt cách độc lập
+ Có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.
– Về nội dung:
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả chủ yếu có quyền tài sản.
+ Chỉ người biểu diễn có quyền nhân thân
+ Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư cho buổi biểu diễn thì được bảo hộ cả hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản.
+ Tác giả hay chủ sở hữu cuộc biểu diễn có quyền biểu diễn trước công chúng, định hình cuộc biểu diễn, sao chép trực tiếp hay gián tiếp cuộc biểu diễn, phân phối bản gốc hoặc bản sao đến công chúng.
3.3. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ buổi biểu diễn:
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký
– Bản tóm tắt nội dung buổi biểu diễn
– Hai bản sao bản định hình cuộc biểu diễn
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
* Lưu ý: Các tài liệu trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng, chứng thực.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho buổi biểu diễn, khách hàng nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy từ hợp lệ, Cục có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho buổi biểu diễn cho bạn. Trường hợp từ chối cấp thì phải có
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– VBHN