Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói chung đang ngày càng được chú trọng hơn trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế thì việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả là điều cần thiết và trở nên phổ biến hơn để các chủ thể liên quan có thể sáng tạo, thúc đẩy sự sáng tạo.
Mục lục bài viết
1. Bảo hộ quốc tế quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định. Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, xác lập quyền của chủ thể đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của bên thứ 3. Việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm hai trường hợp : Trường hợp có điều ước quốc tế điều chỉnh: Công ước Bécnơ; Hiệp định TRIMs, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sỹ; Hiệp định khung Việt Nam – ASEAN; Trường hợp không có các điều ước quốc tế điều chỉnh thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế là quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh từ các quan hệ về quyền tác giải có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài ở đây được thể hiện bới 1 trong 3 yếu tố:
+ Chủ thể: tác giả là người nước ngoài hoặc chủ sở hữu tác phẩm là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài.
+ Sự kiện: sự kiện pháp lý xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền tác giả xảy ra ở nước ngoài.
+ Tài sản: tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, tồn tại 3 hình thức để bảo hộ quốc tế quyền tác giả như sau:
+ Kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, như công ước Berne 1886, hiệp định TRIPs 1994, hiệp ước WPPT 1994…
+Kí kết điều ước song phương, như hiệp định giữa Việt Nam – Hoa Kỳ 1997, hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sĩ 1999…
Bảo hộ theo nguyên tắc có đi có lại: các bên giành cho nhau sự bảo hộ đối với tác phẩm của công dân mỗi bên.
Trong số các điều ước quốc tế để bảo hộ quốc tế quyền tác giả ,Công ước Berne là một ví dụ điển hình. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
2. Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế:
Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là một trong các quyền sở hữu bao gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu tác giả có yếu tố nước ngoài liên quan tới:
- Các tác phẩm văn học khoa học, nghệ thuật.
- Việc trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát, truyền thanh, phát và truyền hình;
- Các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo của con người và các phát minh khoa học;
- Các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, các thương hiệu và
- Các chỉ dẫn thương mại và bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh
- Mọi quyền khác là kết quả từ hoạt động trí tuệ trong những lĩnh vực công nghệ, văn học, khoa học, nghệ thuật.
Một quốc gia muốn phát triển không chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Mà vai trò của nguồn lực bên ngoài, tức là chất xám của nước ngoài cũng rất quan trọng. Nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam góp phần thu hút sự đóng góp chất xám của người nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam, đối với tác giả là công dân Việt Nam có công trình, tác phẩm chưa công bố ở trong nước được sử dụng lần đầu tiên dưới bất cứ hình thức nào ở nước ngoài cũng đều hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó. Việc công bố tác phẩm của công dân Việt Nam ở nước ngoài cần phải được cơ quan quản lý nhà nước xuất bản có thẩm quyền cho phép và cần phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại điều 774
Việc bảo hộ quyền tác giả của tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài trong thời gian ba mươi ngày. Kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác cũng được bảo hộ tại Việt Nam (Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành).
3. Bảo hộ quyền tác giả theo một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
3.1. Công ước Berne:
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Công ước Berne) được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Berne ngày 26/10/2004.
Theo khoản 1 Điều 2 Công ước Berne, các đối tượng được bảo hộ bởi Công ước bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời…
Điều 5 Công ước Berne quy định nguyên tắc đối xử giữa các quốc gia về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, theo đó những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định. Việc hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào; việc hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được đăng ký hay không ở quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy định của luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó.
Điều 9 Công ước Berne quy định: “Luật pháp quốc gia thành viên Liên hiệp, trong vài trường hợp đặc biệt, có quyền cho phép sao in những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây thiệt thòi bất hợp lý đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả” và Điều 10 quy định: “Được coi là hợp pháp những trích dẫn rút từ một tác phẩm đã được phổ cập tới công chúng một cách hợp pháp, miễn là sự trích dẫn đó phù hợp với những thông lệ đúng đắn và không vượt quá mục đích trích dẫn, kể cả những trích dẫn các bài báo và tập san định kỳ dưới hình thức điểm báo”.
3.2. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương:
(i) Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả theo CPTPP
CPTPP không liệt kê cụ thể hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, các điều khoản của Hiệp định thể hiện bản chất của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà các bên tham gia hiệp định đã thống nhất. Điều 18.76 CPTPP quy định: “Mỗi bên phải quy định về đơn yêu cầu đình chỉ thông quan, hoặc giữ, bất kỳ hàng hóa nào bị nghi ngờ là giả mạo nhãn hiệu hoặc mang nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn hoặc sao lậu quyền tác giả, được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên đó”, theo đó, hàng hóa sao lậu quyền tác giả là hàng hóa được sao chép không được sự đồng ý của chủ thể quyền hoặc người được chủ thể quyền ủy quyền tại nước sản xuất và được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp từ sản phẩm mà việc tạo ra bản sao của sản phẩm đó sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo luật của bên quy định thủ tục theo mục này. Như vậy, với quy định này có thể thấy, CPTPP quy định hành vi giả mạo quyền tác giả để tạo ra bản sao là hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bất kể mục đích của hành vi sao lậu này phi thương mại hay không.
Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định quyền cấm hoặc cho phép chủ thể khác sao chép, truyền đạt tới công chúng, phân phối đối với quyền tác giả của chủ thể có quyền, cụ thể, Điều 18.59 CPTPP quy định mỗi bên phải quy định cho tác giả độc quyền cho phép hoặc cấm truyền đạt tới công chúng tác phẩm của mình, bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc phổ biến đến công chúng tác phẩm của mình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận các tác phẩm này từ địa điểm và tại thời điểm do chính họ lựa chọn.
Như vậy, có thể hiểu, hành vi sử dụng quyền tác giả mà không được sự cho phép của chủ thể có quyền thì được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo tinh thần của CPTPP. Trong trường hợp tác giả của tác phẩm là bản ghi âm và có cả người biểu diễn hoặc nhà sản xuất thì việc sao chép chỉ được phép khi có cả sự chấp thuận từ tất cả những người có quyền, việc không nhận được cho phép của một bên cũng được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 18.61).
(ii) Áp dụng chế tài để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo CPTPP
– Trách nhiệm dân sự
Khoản 3 Điều 18.74 CPTPP quy định: “Mỗi bên phải quy định rằng trong các thủ tục tố tụng dân sự, cơ quan tư pháp của mình phải có thẩm quyền ít nhất là buộc cho người xâm phạm trả cho chủ thể quyền khoản bồi thường thiệt hại thỏa đáng để đền bù cho tổn thất mà chủ thể quyền phải gánh chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người đó đối với người xâm phạm nào đã thực hiện hành vi xâm phạm khi biết hoặc có cơ sở hợp lý để biết điều đó”. Như vậy, về cơ bản, các quy định về căn cứ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với CPTPP, bao gồm phải có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thiệt hại mà chủ thể quyền phải gánh chịu vì hành vi xâm phạm đó, tức phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại xảy ra. Ở đây, yếu tố lỗi không được CPTPP cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam đề cập là một cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Với tinh thần bảo vệ một cách tối ưu tài sản trí tuệ, các quy định như trên là phù hợp, bởi việc chứng minh yếu tố lỗi trong hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – loại tài sản vô hình là không dễ. Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ cần phải được bảo vệ tuyệt đối, dù chủ thể thực hiện hành vi với sự cố ý hay vô ý thì đều đã xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể sáng tạo đầu tiên và được pháp luật bảo vệ.
CPTPP không liệt kê thiệt hại bao gồm loại nào mà chỉ quy định những thiệt hại phải được bồi thường thỏa đáng tại khoản 3 Điều 18.74. Đây là quy định mang tính bao quát, tất cả các thiệt hại phải được bồi thường một cách hợp lý, đầy đủ, bảo vệ cho chủ thể có quyền một cách tuyệt đối, nếu có cơ sở chứng minh điều đó. Thiết nghĩ, để phù hợp với tinh thần của CPTPP, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần bổ sung trường hợp về bồi thường thiệt hại, theo đó, thiệt hại vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại và các thiệt hại về vật chất khác mà chủ thể bị xâm phạm phải gánh chịu.
Như vậy, để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả của chủ thể khác gây ra, chủ thể có quyền phải chứng minh mình là chủ thể được bảo hộ quyền tác giả và quyền này đang bị một chủ thể xác định khác xâm phạm và chứng minh thiệt hại mình gánh chịu do hành vi xâm phạm đó gây ra.
Khoản 6 Điều 18.74 CPTPP quy định: “Trong thủ tục tố tụng dân sự, đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm, bản ghi âm hoặc buổi biểu diễn, mỗi bên phải thiết lập hoặc duy trì một hệ thống có một hoặc nhiều quy định dưới đây:
a. Các khoản bồi thường thiệt hại định trước để chủ thể quyền có thể lựa chọn;
b. Các khoản bồi thường thiệt hại bổ sung”.
Theo đó, các khoản bồi thường bổ sung có thể bao gồm khoản tiền phạt để cảnh cáo hoặc trừng phạt. Nhìn chung, các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng tạo hành lang pháp lý mở đường cho quy định về quyền lựa chọn khoản bồi thường thiệt hại của chủ thể có quyền khi cho phép chủ thể có quyền có quyền chứng minh mức thiệt hại yêu cầu bồi thường, trong đó có cả “thiệt hại vật chất theo các cách tính khác”. Tuy nhiên, việc giới hạn mức bồi thường thiệt hại về tinh thần (từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng) và mức bồi thường thiệt hại tối đa về vật chất do
Mặt khác, các khoản bồi thường thiệt hại bổ sung mà CPTPP quy định cũng cần thiết được cụ thể hóa vào pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đây được xem là một giải pháp răn đe những chủ thể có ý định thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao mức bảo vệ tài sản trí tuệ của chủ thể có quyền.
– Trách nhiệm hình sự
Khoản 1 Điều 18.77 CPTPP quy định: Mỗi bên phải quy định các thủ tục và hình phạt hình sự để áp dụng ít nhất trong các trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu hoặc sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan ở quy mô thương mại. Đối với việc cố ý sao lậu quyền tác giả hoặc quyền liên quan, “quy mô thương mại” ít nhất bao gồm: (a) Các hành vi thực hiện để đạt được lợi thế thương mại hoặc thu lợi tài chính; (b) Các hành vi không phải thực hiện để đạt được lợi thế thương mại hoặc thu lợi tài chính, nhưng có gây hại một cách đáng kể tới lợi ích của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan liên quan đến thị trường. Theo tinh thần của CPTPP, để bảo vệ quyền tác giả một cách tối ưu, việc hình sự hóa đối với các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả là vấn đề cần thiết. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị xem là tội phạm (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi). Như vậy, nhìn chung, pháp luật hình sự Việt Nam đã có những quy định phù hợp với xu thế chung của quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tối đa.
Các quy định về trách nhiệm pháp lý là công cụ hữu hiệu để thực thi việc bảo vệ tài sản trí tuệ của chủ thể có quyền, thúc đẩy việc sáng tạo của các chủ thể. Do đó, trong việc hợp tác, thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có CPTPP, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có những sửa đổi để phù hợp và thích nghi với xu hướng chung trong sự phát triển của thế giới.
Sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của con người mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và khoa học – công nghệ. Pháp luật quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo, thúc đẩy sáng tạo, đồng thời khai thác hiệu quả các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực này. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các quốc gia đã ban hành pháp luật và xúc tiến những thỏa thuận quốc tế về vấn đề này.