Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp tiếng Anh là gì? Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Trợ cấp thất nghiệp?
Có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách hỗ trợ có vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động có cơ hội được hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm được một môi trường làm việc phù hợp. Vậy theo quy định của pháp luật thì bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn? Các quy định về cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp mới nhất?
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
1.1. Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là sự đảm bảo chi trả một số tiền nhất định của doanh nghiệp bảo hiểm cho người mua bảo hiểm nhằm bù đắp thiệt hại khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống với sự thỏa thuận trước về số phí và quyền lợi bảo hiểm.
Ngoài ra, có thể hiểu theo một cách khác: Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,…Và bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
1.2. Thất nghiệp là gì?
– Khái niệm thất nghiệp là gì có nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau. Theo Luật Bảo hiểm thất nghiệp Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”.
– Còn ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc hay đang đi tìm việc làm.
– Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Dựa theo nguồn gốc, thất nghiệp được phân chia thành các loại sau:
+ Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh khi người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là quá trình tạo ra sự trùng khớp giữa công nhân và yêu cầu việc làm của công nhân. Nhưng trong thực tế, với mỗi người lao động khác nhau về sở thích và kỹ năng, việc làm khác nhau ở nhiều thuộc tính và thông tin về người cần việc và chỗ làm việc còn trống làm cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế bị chậm trễ.
+ Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao động do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu.
+ Thất nghiệp chu kỳ: Hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại thất nghiệp này Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
Dựa theo tính chất thất nghiệp, thất nghiệp được phân chia thành:
+ Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.Thất nghiệp tự nguyện diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo có tiền lương linh hoạt, khi những người đủ tiêu chuẩn quyết định chọn không đi làm tại mức lương hiện tại. Và thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục không hiệu quả của thị trường cạnh tranh.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp phát sinh dù người lao động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.
1.3. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 3,
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 42, Luật Việc làm 2013 bao gồm những chế độ bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
– Trợ cấp thất nghiệp.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ Học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giúp người lao động ổn định cuộc sống bản thân và gia đình trong thời gian thất nghiệp mà còn tạo điều kiện cho họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động tìm kiếm công việc mới.
2. Bảo hiểm thất nghiệp tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp tiếng Anh là “Unemployment Insurance”
3. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
3.1. Các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ vào quy định Điều 43, Luật Việc Làm 2013 thì những đối tượng sau đây sẽ bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
+ Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43, luật Việc làm 2013 đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43, luật Việc làm 2013.
Những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi tham gia vào làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực. Và căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
3.2. Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Căn cứ vào Điều 45, Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
“1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.”
Qua điều luật trên ta có thể thấy Người lao động được phép cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo. Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trước đó thì bạn vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo nếu bạn đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định như trên. Tuy nhiên, thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính cho lần hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước đó mà sẽ tính lại từ đầu.
4. Trợ cấp thất nghiệp
Ngoài ra, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Đồng thời, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động. Tổ chức bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nhưng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 49, Luật Việc làm 2013:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Như vậy, những điều kiện bên trên là những điều kiện bắt buộc mà pháp luật quy định. Và khi người lao động có những điều kiện nêu trên thì tổ chức xã hội, Chính phủ phải có những chính sách để cấp trợ cấp thất nghiệp cho người lao động với mức trợ cấp thất nghiệp nhất định và người lao động được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì địa phương nào mà mình muốn nhận.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của