Bảo hiểm cháy nổ chung cư, chủ đầu tư hay người mua chung cư phải mua? Nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm cháy nổ? Trách nhiệm nộp tiền mua bảo hiểm cháy nổ.
Để có thể đưa các dự án xây dựng căn hộ chung cư vào kinh doanh, bàn giao cho người mua nhà để sử dụng thì chủ đầu tư phải đảm bảo được các điều kiện nhất định trong đó phải có đảm bảo về vấn đề phòng cháy chữa cháy. Hiện nay pháp luật có quy định về loại bảo hiểm cháy nổ chung cư để làm cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên ai sẽ là người chịu trách nhiệm mua loại bảo hiểm này, Ban Biên tập – Công ty Luật Dương gia sẽ giải đáp vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Đối tượng tham gia, trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ
– Đối tượng tham gia:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP thì đối với nhà, công trình xây dựng và các loại tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ, theo đó căn hộ chung cư được xác định là nhà sẽ buộc phải mua loại bảo hiểm này.
– Trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ:
Câu hỏi đặt ra là vậy ai sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ cho căn hộ chung cư. Theo quy định tại Điều 38 và Điều 39
Như vậy theo quy định này thì khách hàng khi mua căn hộ chung cư không phải mua bảo hiểm cháy nổ mà sẽ do chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư mua. Nếu trong trường hợp chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu căn hộ chung cư không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì người mua nhà có quyền yêu cầu hoặc khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
2. Xử lý khi không mua bảo hiểm cháy nổ
Đối với những trường hợp thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ mà cố tình không mua thì theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể nếu có một trong những hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng:
– Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nhưng không mua đúng theo biểu phí, quy tắc bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được Bộ Tài chính ban hành;
– Các cơ sở, đối tượng thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không tiến hành mua theo quy định;
– Không thực hiện việc trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp vào nguồn kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo như quy định.
– Các cơ sở thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nhưng không tiến hành việc tách riêng hợp đồng về phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong cả hợp đồng bảo hiểm trọn gói.
3. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
– Mức khấu trừ bảo hiểm:
Mức khấu trừ bảo hiểm là một số tiền mà bên mua bảo hiểm cháy, nổ sẽ phải tự chịu trong mỗi sự kiện của bảo hiểm, được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Các cơ sở có nguy hiểm về vấn đề cháy, nổ mà tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên và là cơ sở hạt nhân: lúc này bên mua bảo hiểm cùng với doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thỏa thuận với nhau về mức khấu trừ bảo hiểm dựa trên sự đồng ý của cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm.
+ Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ các cơ sở hạt nhân) mà tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng thì mức khấu trừ bảo hiểm sẽ tuân theo quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP.
Việc thỏa thuận về mức khấu trừ bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận với nhau, được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm dựa trên mức độ rủi ro và dựa trên lịch sử xảy ra tổn thất của cơ sở đó.
– Mức phí bảo hiểm:
+ Các cơ sở có các nguy hiểm về cháy, nổ mà các tài sản tại một địa điểm có tổng số tiền bảo hiểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và là cơ sở hạt nhân thì mức phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận với nhau dựa trên các quy định của pháp luật và dựa ý kiến đồng ý của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm.
+ Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (loại trừ các cơ sở hạt nhân) mà các tài sản tại một địa điểm có tổng giá trị bảo hiểm là dưới 1.000 tỷ đồng thì mức phí bảo hiểm sẽ phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo 23/2018/NĐ-CP.
Dựa trên cơ sở về mức phí bảo hiểm theo quy định này doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể tự thỏa thuận với nhau về việc tăng mức phí bảo hiểm áp dụng cho từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ dựa vào mức độ rủi ro của cơ sở đó và dựa theo quy định pháp luật.
4. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Phạm vi bảo hiểm:
Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại xảy ra cho các đối tượng buộc phải tham gia bảo hiểm có nguyên nhân từ những rủi ro cháy, nổ, tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sẽ không được chi trả.
- Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
– Các cơ sở hạt nhân: việc quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận với nhau dựa trên cơ sở sự chấp thuận của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm.
– Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của luật thì nếu thiệt hại thuộc một trong các nguyên nhân sau thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không tiến hành bồi thường, cụ thể là:
+ Do các tác động của thiên nhiên như động đất, núi lửa phun trào hoặc các biến động tự nhiên khác.
+ Các thiệt hại do hoạt động đốt bụi cây, đồng cỏ, rừng hoặc đốt với mục đích làm sạch đồng ruộng, làm sạch đất đai.
+ Do có những biến cố về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tác động gây thiệt hại.
+ Đối với những hành vi cố ý tạo ra cháy, nổ gây thiệt hại hoặc do các hành vi cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của người được hưởng quyền lợi bảo hiểm và được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
+ Trường hợp các tài sản tự tỏa nhiệt, lên men hoặc phải chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt nào đó.
+ Bị sét đánh trực tiếp vào tài sản được đăng ký bảo hiểm nhưng không gây ra tình trạng cháy, nổ.
+ Các nguyên liệu vũ khí hạt nhân mà gây cháy, nổ.
+ Đối với những máy móc, trang thiết bị điện hay các bộ phận của các thiết bị điện mà bị thiệt hại với nguyên nhân do chịu sự tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, đoản mạch, quá áp lực, hồ quang điện, tự đốt nóng, rò điện do bất kỳ một nguyên nhân nào kể cả trường hợp bị sét đánh.
+ Dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà tài sản đó bị đốt cháy, làm nổ.
+ Các thiệt hại phát sinh đối với các phần mềm, dữ liệu và các chương trình máy tính.
5. Bồi thường bảo hiểm
- Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy, nổ:
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành việc xem xét và giải quyết bồi thường bảo hiểm theo các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và dựa trên các nguyên tắc sau:
– Tỷ lệ giảm trừ tối đa là 10% so với số tiền bồi thường bảo hiểm nếu cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ do không thực hiện được đầy đủ, thực hiện đúng thời hạn của các kiến nghị được ghi nhận tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá trị thiệt hại khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
– Mức bồi thường bảo hiểm đối với các tài sản bị thiệt hại được xác định là không vượt quá so với số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm, trong Giấy chứng nhận bảo hiểm), sau khi đã trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm theo quy định.
– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong trường hợp những khoản tiền mà phát sinh hoặc tăng thêm do các hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ:
Đối với hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc người yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên mua bảo hiểm.
– Bản kê khai các thiệt hại đã xảy ra và các giấy tờ chứng minh về thiệt hại đó.
– Hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.
– Biên bản giám định về thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc của người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho.
– Biên bản kiểm tra tính an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất so với thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (yêu cầu cung cấp bản sao).
– Thông báo hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân của vụ cháy, nổ (yêu cầu cung cấp bản sao) hoặc là các bằng chứng, chứng cứ chứng minh về nguyên nhân của vụ cháy, nổ.
Việc thu thập và gửi các tài liệu nêu trên đến doanh nghiệp bảo hiểm sẽ do bên mua bảo hiểm chịu trách nhiệm trừ biên bản giám định về thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc của người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho.